tailieunhanh - Hiệu quả giao tiếp - Nghệ thuật thương thuyết

Giao tiếp một cách hiệu quả để thuyết phục được người khác đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng, làm rõ về công việc ta muốn người nghe đảm nhiệm, và có thể đưa ra một lý do thuyết phục để họ chấp nhận nhiệm vụ ta yêu cầu. Chuyên gia tâm lý Dale Carnegie đã đề xuất cấu trúc hành động gồm 3 bước đơn giản nhằm cải thiện đáng kể khả năng thương thuyết của mỗi chúng ta. Công thức này cung cấp một cấu trúc nhằm thu hút sự chú ý, gây dựng. | Hiệu quả giao tiếp - Nghệ thuật thương thuyết Giao tiếp một cách hiệu quả để thuyết phục được người khác đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng làm rõ về công việc ta muốn người nghe đảm nhiệm và có thể đưa ra một lý do thuyết phục để họ chấp nhận nhiệm vụ ta yêu cầu. Chuyên gia tâm lý Dale Carnegie đã đề xuất cấu trúc hành động gồm 3 bước đơn giản nhằm cải thiện đáng kể khả năng thương thuyết của mỗi chúng ta. Công thức này cung cấp một cấu trúc nhằm thu hút sự chú ý gây dựng lòng tin loại bỏ lo lắng và kêu gọi người khác hành động. Điều này sẽ làm tăng khả năng đạt được kết quả như ý của chúng ta với người khác. Công thức đó bao gồm các bước sau 1. Dữ kiện Thuật lại sinh động trải nghiệm cá nhân có liên quan tới vấn đề trao đổi. Aristotle từng nói cá tính của người nói là một trong những thành tố hiệu quả nhất của sự thuyết phục . Chúng ta phải thực sự đáng tin cậy trong những ví dụ và sự việc đưa ra. Ta phải giành được quyền chia sẻ những ví dụ hoặc đưa ra định hướng. Một kinh nghiệm mang tính cá nhân là cách chắc chắn để lôi kéo sự chú ý của người khác. Nó kéo họ lại gần bạn khiến họ cởi mở hơn với sự thuyết phục và bạn phải đưa ra được chứng cứ cho thấy tại sao ý tưởng của bạn đáng được quan tâm. Khi thương thuyết chúng ta dành gần như toàn bộ thời gian để đưa ra tình huống và những dữ kiện liên quan trước khi yêu cầu người nghe phải làm điều gì đó. 2. Hành động Hãy kêu gọi người nghe thực hiện một hành động cụ thể riêng rẽ. Chúng ta thường có thói quen hay mặc định rằng người nghe sẽ tự biết phải làm gì khi chúng ta đã trình bày xong với họ về tất cả những dữ kiện nhằm thay đổi suy nghĩ và định hướng của họ. Chúng ta sẽ không thuyết phục được họ nếu không giải thích rõ ràng những gì ta muốn họ làm. Cũng có khi ta đã đưa ra yêu cầu hành động rõ ràng rồi nhưng lại đề xuất với họ quá nhiều việc phải làm khiến họ không biết cần làm gì trước. Cách thuyết phục hiệu quả luôn đòi hỏi ta phải giản dị hóa thông điệp đưa ra đề xuất một hành động cụ thể rõ ràng để

TỪ KHÓA LIÊN QUAN