tailieunhanh - Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc dân gian
Ở mỗi vùng quê Việt Nam, làng nào cũng có những ngôi đình, ngôi chùa cổ là nơi sinh hoạt văn hoá, gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng xã với nhau. Trong không gian kiến trúc đình, chùa, trên những vì kèo, các chắn gió. được các nghệ nhân dân gian chạm khắc những hoa văn thật mượt mà, tinh xảo, từ hoa văn hình hoa lá cây cỏ, chim thú cho đến hoa văn hình người đều tươi tắn, sống động. . | Ngay từ khi xuất hiện nghệ thuật chạm khắc dân gian, đề tài con người đã luôn được các nghệ nhân quan tâm và phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau như cảnh vui chơi sinh hoạt, lao động sản xuất, cảnh chiến đấu để bảo vệ xóm làng. Dẫu rằng lịch sử có nhiều khúc quanh tác động đến hoa văn, nhưng ta vẫn nhận thấy mỗi thời kỳ hình tượng con người lại được phản ánh bởi những nét đặc trưng riêng. Hoa văn hình người là một trong những hoa văn chủ đạo trên trống đồng và các đồ đồng khác. Trang phục được lặp đi lặp lại trên hầu hết các trống đồng là trang phục lông chim mà đôi khi ta còn thấy ở một số dân tộc Tây Nguyên. Những người đội mũ lông chim, khoác áo lông chim được mô tả rất hiện thực, điển hình như trên một vành hoa văn chủ đạo ở mặt trống Ngọc Lũ. Chính trang phục đã phản ánh thân phận, địa vị các tầng lớp trong xã hội thời bấy giờ. Cùng là trang sức bằng lông chim nhưng có người tay cầm rùi, có người thổi kèn, lại có người cầm giáo, nhưng có khi lại miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường như giã gạo, hát giao duyên. có thể nói, hình tượng con người trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và những trống đồng Đông Sơn khác là hình ảnh của một ngày hội, như: hội đón lúa mới, hội cầu mùa, hội chào năm mới hay hội cầu trời mưa xuống. Cùng với những hoa văn hình chim, cây cỏ, hình tượng con người trên trống đồng Đông Sơn đã góp phần không nhỏ giúp cho bản thân trống đồng có vẻ đẹp rực rỡ, một vẻ đẹp độc đáo song hành cùng thời gian.
đang nạp các trang xem trước