tailieunhanh - Thái độ ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang

Bài viết "Thái độ ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang" đi sâu nghiên cứu khảo sát sự lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của 88 người Khmer trong các bối cảnh giao tiếp (quy thức và bất quy thức) và ý nguyện sử dụng ngôn ngữ của họ ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang. | THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KHMER Ở AN GIANG TS. Hoàng Quốc Khoa Sư phạm 1. Khái niệm thái độ ngôn ngữ Theo cách hiểu thông thường thái độ ngôn ngữ được định nghĩa như là tình cảm feelings của người bản ngữ đối với tiếng mẹ đẻ của họ và đối với các ngôn ngữ khác 1 74 . Trong bài viết này chúng tôi tìm hiểu thái độ của người Khmer đối với đối với tiếng mẹ đẻ tiếng Khmer và đối với tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Cho đến nay ngôn ngữ học xã hội thường nhắc đến ba loại thái độ cơ bản đó là thái độ trung thành ngôn ngữ thái độ kì thị ngôn ngữ và thái độ tự ti ngôn ngữ. Thái độ trung thành ngôn ngữ là thái độ luôn hướng tới bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình quê hương mình. Thái độ này bắt nguồn từ tình cảm yêu quý và thuỷ chung với dân tộc mình. Vì thế yêu dân tộc mình tức là yêu ngôn ngữ của mình dù nó chỉ là một ngôn ngữ nhỏ một phương ngữ không chuẩn mực xa lạ với ngôn ngữ chuẩn mực mà theo cách nói của người Hán là ái ốc cập ô vì yêu ngôi nhà nên yêu luôn cả con quạ đậu trên nóc nhà đó yêu ai thì yêu cả sự vật liên quan đến người ấy khi yêu yêu cả đường đi lối về . Vì thế đây là cái lẽ vì sao khi người ta giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình thì lại cảm thấy thân thiết 1 81 . Thái độ tự ti ngôn ngữ là thái độ mặc cảm - tự cảm thấy ngôn ngữ hay tiếng nói của mình phương ngữ thậm chí là giọng nói cá nhân không bằng các ngôn ngữ hay phương ngữ khác. Thái độ tự ti về ngôn ngữ thường dẫn đến hai cách hành xử về ngôn ngữ 1 Từ bỏ ngôn ngữ hay phương ngữ của mình để chuyển sang ngôn ngữ hay phương ngữ có uy tín cao hơn 2 Học tập để nắm vững và biết cách sử dụng ngôn ngữ có uy tín hơn để sử dụng trong môi trường giao tiếp phù hợp tức là vẫn duy trì ngôn ngữ của mình đồng thời tạo cho bản thân một khả năng song ngữ hoặc song phương ngữ . Thái độ kì thị ngôn ngữ được biểu hiện bằng sự coi nhẹ xem thường ngôn ngữ hoặc phương ngữ của cộng đồng khác quá đề cao ngôn ngữ hay phương ngữ của cộng đồng mình. Sự hình thành của thái độ ngôn ngữ phụ thuộc vào .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN