tailieunhanh - Giáo trình Quản trị nhân lực: Phần 2 - ĐH Kinh tế Quốc dân

Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn giáo trình "Quản trị nhân lực", phần 2 trình bày các nội dung: Phát triển và đánh giá công việc, thù lao và phúc lợi lao động, quan  hệ lao động, bất bình lao động, an toàn và sức khỏe cho người lao động. nội dung chi tiết. | PHẨN IV PHÁT TRIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực cần phải thực hiện các hoạt động đánh giá và phát triển nguồn nhân lực nội dung của các hoạt động đó được trình bày trong phần IV Phát triển và đánh giá gồm hai chương Chương VIII. Đánh giá thực hiện công việc Chương IX. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Chương VIII ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC I. KHÁI NIỆM MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Đánh giá thực hiện công việc ĐGTHCV thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiên công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luân về sự đánh giá đó với người lao động. ĐGTHCV là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Mặc dù ở các công ty nhỏ ĐGTHCV có thể được thực hiên một cách không chính thức thông qua sự đánh giá hàng ngày của người giám sát với các nhân viên và sự đánh giá góp ý lẫn nhau giữa các nhân viên nhưng hầu hết các tổ chức đều xây dụng cho mình một hê thống đánh giá chính thức. Trong một hệ thống chính thức tình hình hoàn thành nhiệm vụ lao động của từng người lao động được đánh giá theo những khoảng thời gian được quy định với sự sử dụng những phương pháp đánh giá đã được thiết kê một cách có lựa chọn tuỳ thuộc vào mục đích của đánh giá. Tuỳ vào điều kiên cụ thể các kết quả đánh giá cần được phản hồi lại với người lao động để họ biết được mức độ thực hiện công việc của mình và hiểu được cách thức thực hiên công việc tốt hơn. Trên thực tế có nhiều trường hợp người lao động làm việc theo một nhóm hoặc một tổ đội. Khi đó cần phải đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm tổ và mức độ đóng góp thực hiện công việc của từng người. Tuy nhiên việc đánh giá sẽ không được coi là đầy đủ nếu chỉ dừng lại ở đánh giá mức độ hoàn thằnh công việc của cả nhóm. Trong tổ chức ĐGTHCV có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ được nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả người lao động và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.