tailieunhanh - Chương 12 Rối loạn phát triển tổ chức

Tham khảo tài liệu 'chương 12 rối loạn phát triển tổ chức', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | 129 Chương 12 Rối loạn phát triển tổ chức Phân chia tế bào là đặc tính cơ bản của cơ thể sinh vật sống. Tế bào sinh sản thông qua sự phân bào. Mọi sinh vật cao cấp đều do từ 2 nửa tế bào hợp thành một nửa là tinh trùng và nửa kia là trứng hợp thành một tế bào hoàn chỉnh. Trong cơ thể con người trưởng thành có chừng 1 tỷ tế bào. Sự phân chia theo hệ số 2 một tế bào thành hai hai thành bốn .. được gọi là chu kỳ tế bào còn gọi là chu kỳ nhân đôi của tế bào và luôn luôn tuân theo những quy luật nhất định. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ các tế bào các tế bào họp thành các mô các mô họp thành các cơ quan như tim phổi . Các cơ quan họp thành cơ thể. Vì vậy cơ quan nào cũng có thể rối loạn phát triển tổ chức và sinh vật nào cũng có thể có ung thư. Hình Sự phân chia tế bào I. Chu kỳ tế bào và cơ chế sửa sai trong sao chép 1. Chu kỳ tế bào Một chu kỳ sinh học tế bào tức là giai đoạn giữa hai lần phân chia gồm 4 pha M G1 S G2. Chu kỳ phân chia kéo dài khoảng 16-24 giờ tuỳ theo mỗi loại tế bào. M mitosis hoạt động phân chia tế bào hay nhân đôi tế bào G1 gap Có sự tích luỹ vật chất nội bào và năng lượng kết thúc ở điểm tới hạn R restriction vài giờ trước khi chuyển từ G1 sang S. Một khi tế bào đi qua được điểm R sẽ đi qua các pha khác để thực hiện được phân bào. 130 S synthesis giai đoạn tổng hợp DNA lượng DNA tăng gấp đôi từ 23 đôi thành 46 đôi G2 quy trình được hoàn tất và chuẩn bị sang pha sau M mitosis mỗi cặp kép nhiễm sắc thể chia đôi đi về 2 cực tạo thành 2 tế bào con y hệt tế bào mẹ. Sau khi phân đôi 2 tế bào con có thể tiếp tục chu trình ấy hoặc đi vào thời kỳ nghỉ là Go. G0 Các thời gian dừng của chu kỳ tế bào là để sửa chữa DNA cho tế bào sống sót và không tiến triển thành ung thư sự ngừng chu kỳ tế bào ở G1 S tránh được sự tái sao của các DNA thương tổn sự dừng ở G2 M tránh được sự ngưng tập của các nhiễm sắc thể bị thương tổn. 2. Cơ chế sửa sai trong chu kỳ tế bào. Ngay từ những năm 1960 Leland Hartwell đã phân lập được nhiều loại tế bào có đột .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN