tailieunhanh - Đề kiểm tra học kỳ 2 lần 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2013-2014 - THPT Cần Thạnh
Đề kiểm tra học kỳ 2 lần 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2013-2014 sau đây 8 câu hỏi với thời gian làm bài trong vòng 45 phút. Ngoài ra đề kiểm tra này còn kèm theo đáp án giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng thử sức mình với đề thi này nhé. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HK II - NH: 2013-2014 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Vật lí Khối: 10 Ban: cơ bản chuẩn TRƯỜNG THPT CẦN THẠNH Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1 ( 1,5 điểm ) a) Ngẫu lực là gì? Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật có trục quay b) Tính mo men lực của một lực F không đổi vuông góc với thanh AB tại B trục quay cố định tại A. biết AB =25cm, F = 4N Câu 2 ( 1, 75 điểm ) a) Ba quả cầu được đặt ở 3 vị trí như hình vẽ. hãy cho biết khi đặt vật ở các vị trí đó thì vật thuộc dạng cân bằng nào? b) Muốn tăng mức vững của vật có mặt chân đế thì người ta phải làm gì? c) Thế nào là hai lực cân bằng? Câu 3( 1,5 điểm ) a) Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng b) Chứng minh đơn vị của động lượng là Câu 4 ( 1,25 điểm ) Định nghĩa, viết công thức và đơn vị của động năng. Động năng của một vật tăng lên 3 lần thì vận tốc của vật tăng hay giảm bao nhiu lần? Câu 5 ( 1 điểm ) Tính thế năng trọng trường của một vật ở độ cao 2m so với mặt đất, vật nặng 250g lấy g = 10m/s2 Câu 6 ( 1điểm ) Tính cơ năng của một vật 500g đang chuyển động với vận tốc 36km/h ở độ cao 10m so với mặt đất. Câu 7 ( 1 điểm ) Một vật trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo không đổi 4N hợp với phương ngang một góc 600. Tính công của lực kéo khi vật dịch chuyển được 125cm Câu 8 ( 1 điểm ) Một vật nhẹ trượt không vận tốc đầu ở vị trí B trên đoạn AB như hình vẽ Tính vận tốc của vật tại vị trí A Biết , lấy g= 10m/s2 Bỏ qua lực cản của môi trường và hệ số ma sát giữa vật và AB ********************************************************************** Đáp án và thang điểm: Câu Nội dung Thang điểm 1 a) Ngẫu lực là Tác dụng của ngẫu lực của ngẫu lực đối với một vật có trục quay là b) M = = 0,5 0,5 0,5 2 a) Xác định đứng dạng cân bằng ở vị trí 1, 2,3 b) Hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích tiếp xúc mặt chân đế c) Hai lực cân bằng là . 3x0,25 0,5 0,5 3 a) Phát biểu và viết biểu thức b) CM ( 1 theo biến đổi toán học hoặc dựa vào công thức lập luận ) 2x0,5 0,5 4 Đ/N Công thức và đơn vị. V tăng lần 0,5 3x0,25 5 2x0,5 6 2x0,25 7 2x0, 5 8 Tính được BC = 0,2 m Chọn gốc thế năng tại A Áp dụng ĐLBT cơ năng tại A và B ta có (zB = BC =2m) Tính vA = 2 m/s 0,25 0,25 0,25 0,25 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN BAN CƠ BẢN. Cấp độ Nhớ Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ Chủ đề Vận dụng cấp độ 1 Vận dụng cấp độ 2 Chương III Cân bằng của vật rắn Câu1,2 Số câu 2 Số điểm: 3,25 Số điểm: 3,25 Chương IV Các định luật bảo toàn Câu 3, 4 Câu 7 Câu 5,6 Câu 8 Số câu 6 Số điểm: 2,75 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 6,75 Số điểm: 6,0 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: 10
đang nạp các trang xem trước