tailieunhanh - Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới

Tính dân tộc và tính hiện đại đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Việc khẳng định rõ mối quan hệ biện chứng giá trị của hai khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền văn học nghệ thuật phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân trong thời đại mới. | NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - VĂN HÓA Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới Cao Thị Hồng Tóm tắt Tính dân tộc và tính hiện đại đã đang và sẽ tác động sâu sắc đến nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Việc khẳng định rõ mối quan hệ biện chứng giá trị của hai khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền văn học nghệ thuật phục vụ Tổ quốc phụng sự nhân dân trong thời đại mới. Từ khóa Dân tộc hiện đại đổi mới lý luận bản sắc văn hóa. 1. Khái niệm tính dân tộc thuộc phạm trù tư tưởng - thẩm mỹ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của dân tộc được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử phân biệt với văn học của các dân tộc khác 1 . Trước đổi mới xung quanh vấn đề tính dân tộc của văn học đã xuất hiện nhiều ý kiến mà nói như Phương Lựu là có sai có đúng có tiến có lùi nhưng dù sao cũng dần dần ghi được những thành tựu đáng kể 2 . Điều này cho thấy lý luận văn học Việt Nam đã sớm từng bước có những phát hiện giá trị về nguyên lý tính dân tộc của văn học ở nhiều phương diện cấp độ. Tuy vậy do mục đích đấu tranh cách mạng văn học dùng làm công cụ phục vụ chính trị hướng đến mục tiêu dân tộc hóa và đại chúng hóa nên trước đổi mới lý luận văn học chú trọng nhiều đến lời giải đáp cho câu hỏi về mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính giai cấp. Vấn đề về mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính chân thật tính nghệ thuật đặc biệt là với tính hiện đại chưa được chú ý nghiên cứu sâu sắc còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Đến thời kỳ sau năm 1986 vấn đề đó được tiếp tục bàn bạc để tìm đến những giá trị nhận thức mới. 2. Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX xu hướng toàn cầu hóa kinh tế trên thế giới đã kéo theo sự toàn cầu hóa các mặt của đời sống xã hội. Khi giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng được mở rộng thì vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên quan trọng và cấp thiết bởi nó quyết định đến sự tồn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN