tailieunhanh - NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI TRUYỀN KHÁNG BẠC LÁ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA NẾP ĐỊA PHƯƠNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
Lúa là cây lương thực chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng lương thực hàng năm, cung cấp gần 80% nhu cầu tinh bột trung bình cho người dân Việt Nam. Nước ta có khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Trong đó, bệnh bạc lá là một bệnh nguy hiểm đối với lúa trồng do có khả năng gây giảm năng suất nghiêm trọng, có khi thiệt hại lên đến 30-60%, có thể dẫn đến mất trắng. | ị Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền kháng bạc lá của một số giống lúa nêp địa phqong băng chỉ I I thị phân tử Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền kháng bạc lá của một số giống lúa nếp địa phương bằng chỉ thị phân tử Nguyễn Thị Lan Hoa Trần Danh Sửu1 Trần Thị Thu Hoài1 Hà Minh Loan1 Bùi Thị Thu Giang1 Bùi Trọng Thủy2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là cây lương thực chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng lương thực hàng năm cung cấp gần 80 nhu cầu tinh bột trung bình cho người dân Việt Nam. Nước ta có khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Trong đó bệnh bạc lá là một bệnh nguy hiểm đối với lúa trồng do có khả năng gây giảm năng suất nghiêm trọng có khi thiệt hại lên đến 30-60 có thể dẫn đến mất trắng. Biện pháp sử dụng giống kháng bệnh được coi là xu hướng có hiệu quả về cả mặt kinh tế và môi trường. Ngày nay số lượng các chủng bạc lá ở miền Bắc nước ta đang tăng lên nhanh chóng và đa dạng hơn đòi hỏi cần tạo ra những giống lúa mới mang nhiều gen kháng có tính kháng bền vững hơn. Định hướng trong nghiên cứu chọn tạo giống là tạo giống kháng bền vững mang từ 1 đến nhiều gen kháng có năng suất cao chất lượng tốt để tiến tới có thể thay thế dần các giống nhập nội. Vì thế nghiên cứu xác định nguồn gen kháng bệnh bạc lá sẵn có trong các nguồn gen lúa địa phương nhằm hạn chế tác hại của bệnh. Cho đến nay hơn 30 gen kháng bệnh bạc lá đã được phát hiện và một số gen kháng chính đã được xác định với các chỉ thị liên kết . Kim và cs. 2009 . Ứng dụng các chỉ thị này để xác định sự có mặt của các gen kháng đã được tiến hành ở nhiều quốc gia giúp rút ngắn thời gian đánh giá và có thể sử dụng trực tiếp trong chọn giống hiện đại nhờ chỉ thị phân tử do xác định chính xác được nguồn gen kháng. Với mong muốn nhanh chóng tiếp cận nguồn gen kháng bệnh của các tập đoàn lúa đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia để theo kịp với tiến trình chọn giống lúa hiện đại chúng tôi đã tiến hành đề tài Nghiên cứu đánh giá tiềm nămg di truyền
đang nạp các trang xem trước