tailieunhanh - Tìm hiểu về quá trình xây dựng bộ máy nhà nước Triều Nguyễn giai đoạn 1802-1840

Tập quyền là xu hướng phát triển chung của các nhà nước phong kiến ở phương Đông, bài viết trên cơ sở phân tích những đặc trưng của bộ máy nhà nước triều Nguyễn từ 1802-1840 sẽ làm sáng tỏ tính chất tập quyền của triều Nguyễn đã được vua Gia Long định hướng và thực hiện ngay từ những năm đầu tiên sau khi lên ngôi. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Nhật Tiến TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1840 HUỲNH VĂN NHẬT TIẾN TÓM TẮT Tập quyền là xu hướng phát triển chung của các nhà nước phong kiến ở phương Đông bài viết trên cơ sở phân tích những đặc trưng của bộ máy nhà nước triều Nguyễn từ 1802-1840 sẽ làm sáng tỏ tính chất tập quyền của triều Nguyễn đã được vua Gia Long định hướng và thực hiện ngay từ những năm đầu tiên sau khi lên ngôi. Từ khóa tập quyền bộ máy nhà nước triều Nguyễn vua Gia Long. ABSTRACT A study to the process of building the state apparatus of the Nguyen dynasty during the period of1802-1840 Centralization is a general development trend of the feudalism states in the East. This article is based on the analysis of characteristic the state apparatus Nguyen dynasty from 1802 to 1840 it will prove the essence of centralization belongs to Nguyen dynasty which had been orientated and carried out by Gia Long king from the after throne. Keywords centralization the state apparatus of Nguyen dynasty Gia Long king. 1. Đặt vấn đề Đi sâu tìm hiểu quá trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX chúng ta lưu ý đến hai đặc điểm quan trọng là tính dịch chuyển và tiếp biến. Dịch chuyển ở đây là sự thay đổi của chính sách cai trị trong hai giai đoạn lịch sử liền kề Từ 1802 đến 1831 triều Nguyễn áp dụng chính sách Trung ương tản quyền và từ năm 1831 trở về sau áp dụng chính sách Trung ương tập quyền . Và tiếp biến là cơ chế vận hành có sự phát triển chuyển tiếp từ tản quyền đến tập quyền . Tuy có sự khác biệt giữa hai cơ chế vận hành nhà nước ở hai giai đoạn nhưng không có sự thay đổi trong mục tiêu xây dựng bộ máy nhà nước chung. Đó cũng chính là kế hoạch xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn mà Gia Long đã dày công thiết kế. 2. Ke hoạch xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn của vua Gia Long Sau khi lên ngôi Hoàng đế trước những hoàn cảnh thực tại và yêu cầu của lịch sử trên cơ sở những nhân tố nội tại có được .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN