tailieunhanh - Phân tích hai trích đoạn thơ: Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm và Đất nước

Một đêm tháng 4/1948, tại Việt Bắc, được trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, Hoàng Cầm xúc động và ngay đêm ấy viết bài thơ “Bên kia sông Đuống”, một trong những bài thơ hay nhất của ông. Bài thơ thể hiện tình yêu mến, thương nhớ và tự hào đối với quê hương kinh Bắc; căm giận quân xâm lược đang giày xéo quê hương; niềm tin vào một ngày mai giải phóng, quê hương trở lại thanh bình. Những tình cảm đẹp về quê hương và những câu thơ hay đáng nhớ | Văn phân tích tác phẩm Phân tích hai trích đoạn thơ Bên kia sông Buồng - Hoàng Cầm và Bất nước Bài làm Chưa bao giờ trong dòng chảy của Văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều gương mặt thơ với những phát hiện độc đáo và xúc động viết về quê hương mình đã gắn bó trọn đời trọn kiếp vậy mà chỉ viết trong một đêm. Thế nên tất cả những hình ảnh những cảm xúc trong bài thơ đều là những hồi ức nóng bỏng vừa là cháy đỏ yêu thương thắm nồng tình cảm vừa là ngùn ngụt chí căm thù quân xâm lược. Đoạn trích Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Đây là đoạn thơ mở đầu phần hai của bài thơ. Sau khi bộc lộ nỗi niềm nhớ tiếc về một dòng sông Đuống êm đềm thanh bình nay đã trở thành quá khứ thành nỗi xót xa đến rụng bàn tay nhà thơ tiếp tục hồi tưởng về quê hương với những giá trị truyền thống. Mở đầu đoạn trích Bên kia sông Đuống vang lên như một lời giới thiệu. Nơi ấy là nơi nào Đây chính là thôn Lạc Thổ - xã Song Hồ - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh nơi bờ nam sông Đuống của nhà thơ đang bị giặc chiếm đóng. Nơi ấy là nơi lưu giữ những hồi ức những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm của tác giả giờ đây đã trở thành máu thịt của tâm hồn trở thành một mảng ký ức của nỗi đau. Câu thơ ngắn gọn chỉ có bốn từ vang lên như một tiếng gọi gọi lòng thi sĩ trở về với quê hương đồng thời cũng như một tiếng lòng của thi sĩ trở thành một nỗi đau day dứt ám ảnh. Thế nên điệp khúc Bên kia sông Đuống cứ lặp đi lặp lại trong suốt bài thơ. Sau lời giới thiệu ấy một quê hương Kinh Bắc đã hiện ra với một truyền thống văn vật Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Bức tranh quê hương hiện lên với phong cảnh đồng ruộng bát ngát hương thơm bay thoang thoảng của lúa nếp. Đọc đến đây ta thấy quê hương của Hoàng Cầm có gì đó thật gần gũi với mọi làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng thốt lên Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Bài thơ Hắc Hải Nói về quê hương tác giả tràn ngập một niềm vui sướng tự hào. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN