tailieunhanh - Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn của các học giả Trung Quốc

Nho giáo ở Việt Nam từ lâu đã được giới học giả Trung Quốc quan tâm nghiên cứu. Bài viết trình bày quan điểm của một số học giả Trung Quốc được công bố trên các tạp chí chuyên ngành (chủ yếu từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây) về quá trình truyền bá và tôn sùng, sự khác biệt và những yếu tố tạo thành đặc trưng riêng của Nho giáo Việt Nam. | Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn của các học giả Trung Quốc Nho giáo ở Việt Nam từ lâu đã được giới học giả Trung Quốc quan tâm nghiên cứu. Bài viết trình bày quan điểm của một số học giả Trung Quốc được công bố trên các tạp chí chuyên ngành chủ yếu từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây về quá trình truyền bá và tôn sùng sự khác biệt và những yếu tố tạo thành đặc trưng riêng của Nho giáo Việt Nam. 1. Quá trình truyền bá và tôn sùng Đây là vấn đề được rất nhiều học giả Trung Quốc đề cập. Các bài viết đều khái quát quá trình truyền bá và phổ biến Nho giáo ở Việt Nam từ thời Hán đến triều Nguyễn qua các giai đoạn lịch sử. Có thể tạm tính thời gian Nho giáo truyền vào Giao Chỉ không sớm hơn mốc Hán Văn Đế bình định Nam Việt thiết lập chín quận năm 111 và không muộn hơn thời kì Tích Quang cai trị ở Giao Chỉ Nhâm Diên trấn thủ ở Cửu Chân khoảng trước và sau năm 29 . Theo Hoàng Quốc An trải qua một thời kì dài đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ thứ X Việt Nam bước vào thời kì độc lập tự chủ. Khổng Tử và học thuyết Nho giáo từ đó luôn nhận được sự trọng thị của giai cấp phong kiến thống trị. Nhà Lý sau khi thành lập đã học tập chế độ khoa cử theo Nho học của Trung Quốc. Nhà Lý trọng đạo Phật nhưng cũng ý thức được việc phải từng Phan Ngọc Huyền bước sử dụng Nho giáo làm tư tưởng lí luận để duy trì quan hệ quân thần và trật tự triều chính trong khi Phật giáo đóng vai trò là tôn giáo duy trì sự ổn định xã hội. Năm 1070 nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu đắp tượng Khổng Tử. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn người tài. Theo Lý Vị Túy và các tác giả 2005 Nho học từ thời Lý Nhân Tông bắt đầu hưng thịnh 1 mở ra thời kì mới đặt cơ sở cho sự phát triển Nho học ở thời kì sau. Thời Trần Nho học phát triển khá mạnh. Thái Tông năm thứ 28 1253 nhà vua cho mở rộng Quốc tử giám hạ chiếu cho những người có học trong thiên hạ tập giảng Ngũ kinh Tứ thư . Ba năm sau nhà Trần lại cho mở khoa thi chọn kẻ sĩ tại hai khu vực là kinh đô Thăng Long và Thanh Hóa Nghệ An. Kết quả thi chọn được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN