tailieunhanh - Tiểu luận: Xử lý ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất
Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu bệnh, chuột, cỏ dại, là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. | Nguồn VSV phục vụ quá trình nghiên cứu được thu thập từ các mẫu đất ở các vùng chuyên canh thuộc ngoại thành Hà Nội và Hà Tây - những nơi sử dụng rất nhiều thuốc BVTV trong mỗi vụ rau. Sau đó, bằng phương pháp làm giàu đã phân lập, làm thuần được 10 chủng VSV có khả năng sử dụng tồn dư thuốc BVTV thuộc nhóm Carbamat (C 1 đến C 10) và chín chủng VSV - có khả năng sử dụng nhóm lân hữu cơ BSM (P1 đến P9) như nguồn dinh dưỡng chính. Song song với việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các chủng VSV này trên môi trường dịch thể, các nhà khoa học còn tiến hành đánh giá khả năng tồn tại của chúng trên nền đất thanh trùng có bổ sung các loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, các chủng C4, P5 và P8 có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, kể cả khi bổ sung thêm hóa chất BVTV. Quá trình thực nghiệm cho thấy, hai chủng P5 và P8 có khả năng phân hủy tốt hoá chất BVTV thuộc nhóm lân hữu cơ đối với nồng độ 250mg/kg đất. Chủng P5 làm giảm lượng thuốc BVTV thương phẩm Suprathion (Methidathion) trong đất ở điều kiện tự nhiên tới 97,34% so với đối chứng (không nhiễm) là 91,02% sau bảy ngày sử dụng; chủng P8 tương ứng là 97,06%- 87,12%. Đối với thuốc Dimethoate, chủng P5 tương ứng là 92,32%- 78,92%. Khi sử dụng chủng C4, sau 15 ngày, lượng hóa chất BVTV Fenobucarb (nhóm Carbamat) với nồng độ 50mg/kg đất đã giảm 59,46%; đối chứng (không nhiễm) chỉ giảm 35,28%. Trên thực tế, quá trình phân hủy tự nhiên các hóa chất BVTV cũng xảy ra trong đất, nhưng rất chậm. Vì vậy, khi sử dụng các chủng VSV này thì quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh hơn.
đang nạp các trang xem trước