tailieunhanh - Trần Đức Thảo với hiện tượng học
Trần Đức Thảo là nhà triết học đã dày công nghiên cứu hiện tượng học. Khi nhận ra hạn chế của hiện tượng học Husserl, ông đã tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng để xây dựng “hiện tượng học duy vật”. Trần Đức Thảo đã “gạn đục khơi trong”, kết hợp quan điểm của Husserl và quan điểm của , mang lại “một dòng cảm biến đa chiều”, tích cực cho hiện tượng học. Những đóng góp của ông cho triết học nhân loại cần phải được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện. | Trân Đức Thảo với hiện tượng học Bùi Thị Tỉnh Tóm tắt Trần Đức Thảo là nhà triết học đã dày công nghiên cứu hiện tượng học. Khi nhận ra hạn chế của hiện tượng học Husserl ông đã tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng để xây dựng hiện tượng học duy vật . Trần Đức Thảo đã gạn đục khơi trong kết hợp quan điểm của Husserl và quan điểm của mang lại một dòng cảm biến đa chiều tích cực cho hiện tượng học. Những đóng góp của ông cho triết học nhân loại cần phải được đánh giá nhìn nhận một cách khách quan toàn diện. Từ khóa Trần Đức Thảo Husserl hiện tượng học chủ nghĩa duy vật biện chứng. 1. Mở đâu Tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất bản năm 1951 đánh dấu sự chuyển biến của Trần Đức Thảo từ lập trường hiện tượng học Husserl sang lập trường duy vật biện chứng 1 . Về điều này Trần Đức Thảo đã khẳng định Cuốn sách này đánh dấu sự chuyển biến của tôi về Hiện tượng học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng 2 . Tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nhận được sự bình luận khá rộng rãi bởi nhiều nhà triết học trong và ngoài nước song đóng góp của Trần Đức Thảo cho đến nay vẫn là một câu hỏi cần tiếp tục giải đáp. Bài viết này phân tích sự phát triển hiện tượng học của Trần Đức Thảo. Mở đầu tác phẩm Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng Trần Đức Thảo tán đồng với quan điểm của Husserl cho rằng hiện tượng học là khoa học về bản chất ý nghĩa của nhận thức là làm cho hiểu biết trở thành chân lý. Theo Trần Đức Thảo Husserl đã thành công khi chứng minh sự thất bại của khoa học duy lý bởi không thể giải quyết được tất cả các vấn đề bằng các quy luật logic. Song theo Trần Đức Thảo hạn chế của Husserl là quan điểm duy nghiệm khi phân tích ý niệm thuần túy . Phủ nhận quan điểm duy nghiệm của Husserl ông khẳng định rằng khi tôi xác định một vấn đề đúng thì ý thức đúng ấy nằm trong sự vật khách quan có giá trị với tất cả mọi người và ở mọi thời gian. Lập luận vấn đề logic phải mang tính chân thực phải phản ánh hiện thực nhưng Husserl lại
đang nạp các trang xem trước