tailieunhanh - KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ LÝ THUYẾT THẾ HỆ THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI

Trong suốt thập niên từ 50 cho đến 70, khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển (đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh) đều xoay quanh hệ thống tài chính bị áp chế, thâm hụt ngân sách gia tăng và tỷ giá hối đoái cố định. Trong một hệ thống tài chính bị áp chế, lãi suất được kiểm soát ở dưới mức cân bằng để giảm chi phí cho vay. Chính phủ đồng thời duy trì một mức thâm hụt ngân sách lớn, thường được tài trợ bởi vay nước ngoài, hoặc trong điều kiện không. | Fulbright Economics Teaching Program 2003-04 Development Finance The First and Second Generation Models of Currency Crisis KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ LÝ THUYẾT THẾ HỆ THỨ NHẤT vÀ THỨ HAI Nguyễn Xuân Thành Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Trong suốt thập niên từ 50 cho đến 70 khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh đều xoay quanh hệ thống tài chính bị áp chế thâm hụt ngân sách gia tăng và tỷ giá hối đoái cố định. Trong một hệ thống tài chính bị áp chế lãi suất được kiểm soát ở dưới mức cân bằng để giảm chi phí cho vay. Chính phủ đồng thời duy trì một mức thâm hụt ngân sách lớn thường được tài trợ bởi vay nước ngoài hoặc trong điều kiện không thể làm như vậy thì bằng thuế lạm phát hay bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Thâm hụt ngân sách cao lạm phát gia tăng nhưng tỷ giá hối đoái lại được cố định. Điều đó có nghĩa là chính phủ phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá hối đoái. Một cú sốc ví dụ như tỷ giá ngoại thường thay đổi theo chiều hướng xấu làm tăng thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu có thể dẫn tới một cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ và làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Chính phủ lúc đó buộc phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định và để đồng nội tệ phá giá. Đây là diễn biến điển hình của một cuộc khủng hoảng tiền tệ. I. Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất Khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán liên quan đến việc chính phủ không còn đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các khu vực khác nhau trong nền kinh tế và buộc phải phá giá đồng nội tệ. Mọi chuyện thường bắt đầu từ việc chính phủ duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Chính phủ có thể bảo vệ tỷ giá này bằng cách can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối tức là trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ . Nếu có một thị trường tài chính phát triển nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng các hoạt động thị trường mở hay can thiệp vào thị trường ngoại hối kỳ hạn. Tuy nhiên việc bảo vệ tỷ giá cũng có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.