tailieunhanh - Tác động của hệ thống tài chính nội địa đối với phát triển kinh tế

Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NỘI ÐỊA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2. ÁP CHẾ TÀI CHÍNH (a) Quan điểm về áp chế tài chính Nhiều nước đang phát triển không có các thị trường vốn tự do. Thay vào đó các nước này mang một đặc điểm được biết đến như là “sự áp chế tài chính”. Nhìn chung áp chế tài chính tương đương với những kiểm soát về lãi suất, và đặc biệt là những kiểm soát đưa đến kết quả lãi suất tiền thực tiền gửi âm. Thông thường chính phủ đề ra những. | Fulbright Economics Teaching Program 2003-04 Development Finance Finance for the Developing Countries Chapter .3 - Part 2 FINANCE FOR THE DEVELOPING COUNTRIES Richard L. Kitchen John Wiley Sons 1995 Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA HE THỐNG TÀI CHÍNH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2. ÁP CHẾ TÀI CHÍNH a Quan điểm về áp chế tài chính Nhiều nước đang phát triển không có các thị trường vốn tự do. Thay vào đó các nước này mang một đặc điểm được biết đến như là sự áp chế tài chính . Nhìn chung áp chế tài chính tương đương với những kiểm soát về lãi suất và đặc biệt là những kiểm soát đưa đến kết quả lãi suất tiền thực tiền gửi âm. Thông thường chính phủ đề ra những kiểm soát này dù đôi khi cũng xuất phát từ những thỏa thuận giữa các tổ chức tài chính khu vực tư nhân nhằm hạn chế lãi suất. Kết quả là các mức lãi suất thực tế bị bóp méo khác với các mức lãi suất cân bằng trong một thị trường tiền tệ cạnh tranh. Sự áp chế có thể được mở rộng liên quan đến những hạn định của chính phủ nhằm kìm hãm sự phát triển của các tổ chức và công cụ tài chính dẫn đến một thị trường tài chính không đầy đủ và phân tán. Các lý thuyết về áp chế xuất phát từ McKinnon 1973 và Shaw 1973 tiếp theo công trình trước đó của Gurley và Shaw 1960 và Goldsmith 1969 . Những điều chỉnh mang tính lý thuyết sau đó cũng được Fry 1982 tóm tắt một cách có hệ thống. Cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm ước lượng tác đôỉng của áp chế tài chính đối với tăng trưởng và những nghiên cứu lớn cũng được tóm lượt ở cuối chương này. Áp chế tài chính kìm hãm sự tăng trưởng của khu vực tài chính. Điều này có nghĩa là sự phát triển của các tài sản và nợ tài chính bị hạn chế và cũng có nghĩa là sự phát triển của các tổ chức và công cụ tài chính bị cấm đoán. Tình trạng này được mô tả như là tài chính nông cạn shallow finance và có thể được đo lường bằng tỉ suất giữa các tài sản tài chính với các biến số kinh tế vĩ mô như GNP như đề cập trong công trình của Goldsmith chẳng hạn có lẽ thước đo tiện lợi nhất là M2 GNP . Tài chính nông cạn có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN