tailieunhanh - Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự rửa trôi Asen trong nước ngầm tại đồng bằng Sông Hồng

 Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Tìm hiểu về con đường giải phóng As từ trầm tích vào nước ngầm trong tầng Holocene và nghiên cứu sự vận động của As từ tầng Holocene xuống tầng Pleistocene dưới tác động của bơm khai thác nước. Từ đó đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước đến nguy cơ lan truyền As từ tầng Holocene xuống tầng Pleistocene tại khu vực Nam Dư – Hoàng Mai – Hà Nội. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Ô nhiễm Asen As trong nước ngầm xảy ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Theo các nghiên cứu ở khu vực này cho thấy ô nhiễm As thường xảy ra trong tầng ngậm nước trẻ Holocene ở các đồng bằng châu thổ được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn bắt nguồn từ dãy núi Himalaya. Cơ chế giải thích cho sự xuất hiện của As được chấp nhận rộng rãi là cơ chế khử hòa tan khoáng sắt oxit giàu As. Trong khi đó tầng chứa nước Pleistocene cổ hơn nằm sâu hơn so với tầng Holocene ít bị ô nhiễm As hơn. Nguyên nhân là do tầng này chịu sự rửa trôi lâu hơn của các dòng nước ngầm qua các thời kì băng hà và băng tan hoặc do các trầm tích Pleistocene có tính oxi hóa nên có khả năng lưu giữ hấp phụ As chặt hơn. Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội là nhu cầu sử dụng và khai thác nước ngầm ngày một tăng. Các hoạt động khai thác nước ngầm của người dân chủ yếu diễn ra ở tầng nông Holocene với độ sâu 50m và phân bố rộng trên toàn đồng bằng Sông Hồng. Trong khi đó hoạt động khai thác nước ngầm với công suất lớn của các nhà máy nước diễn ra chủ yếu ở phía khu vực phía Nam Hà Nội - nơi có Sông Hồng chảy qua. Theo báo cáo của liên đoàn địa chất Việt Nam tổng công suất khai thác nước ngầm trên toàn thành phố là ngày đêm trong đó chỉ riêng khu vực phía Nam là ngày đêm. Các nhà máy nước ở khu vực này tiến hành khai thác nước ngầm ở tầng Pleistocene ở độ sâu 50-100m và kết hợp với kĩ thuật lọc thấm bờ. Lọc thấm bờ là quá trình nước mặt thấm qua đáy sông hồ các lớp trầm tích và đi vào tầng ngậm nước gần kề một cách tự nhiên. Và nếu chúng ta xây dựng một hệ thống bơm gần các sông hồ sẽ tạo ra quá trình thấm cưỡng bức do sự thăng giáng về thủy lực giữa nước ngầm và nước sông. Hệ lọc tự nhiên là tốt vì có thể hạn chế quá trình xử lý thứ cấp nhưng nếu các tầng ngậm nước phía trên chứa các chất ô nhiễm khó lọc bằng mặt cơ học thì sẽ xảy ra nguy cơ lan truyền ô nhiễm trong toàn bộ tầng chứa nước ngầm bên dưới. Ô nhiễm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN