tailieunhanh - Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sàng lọc gene mã hoá enzyme tham gia thủy phân cellulose từ khu hệ vi sinh vật trong ruột mối bằng kỹ thuật Metagenomics

 Mục tiêu của đề tài: Đánh giá được sự đa dạng vi sinh vật ruột mối và đa dạng gene mã hoá cellulase của chúng; phân lập, tách dòng và biểu hiện được một gene mã hoá cellulase từ DNA đa gene vi sinh vật ruột mối; xác định được ảnh hưởng của một số điều kiện đến hoạt động của protein do gene tách dòng được mã hoá. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN Nguyễn Thị Thảo NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC GENE MÃ HÓA ENZYME THAM GIA THỦY PHÂN CELLULOSE TỪ KHU HỆ VI SINH VẬT TRONG RUỘT MỐI BẰNG KỸ THUẬT METAGENOMICS Chuyên ngành Di truyền học Mã số 62420121 TÓM TẮT Dự THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2014 1 Công trình được hoàn thành tại Viện Công nghệ sinh học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. GS. TS. Trương Nam Hải 2. TS. Đỗ Thị Huyền Phản biện 1. 2. 3. Dự thảo luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cellulase là nhóm enzyme được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm chế biến thức ăn sản xuất giấy sản xuất rượu sản xuất bia công nghệ dệt. Đặc biệt cellulase đang được quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học như cồn sinh học từ nguồn phế phẩm lignocellulose dồi dào thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch đang trên đà cạn kiệt. Trong vòng 25 năm qua sản lượng cồn sinh học đã tăng trưởng và đạt mức nhảy vọt kể từ năm 2000. Cồn sinh học có thể được dùng như nguồn nhiên liệu độc lập cho các loại xe có động cơ chuyên biệt hoặc làm phụ gia nhiên liệu cho loại xe có động cơ truyền thống với tỉ lệ lên đến 30 . Ở nước ta ước tính hàng năm nguồn nguyên liệu lignocellulose từ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ lá mía và bã cây mía bỏ phí lên đến 50 triệu tấn. Các biện pháp xử lý nguồn phế phẩm này chủ yếu là đốt đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Việc tận dụng được nguồn nguyên vật liệu lignocellulose phế phẩm này vào sản xuất cồn sinh học sẽ đem đến nhiều lợi ích to lớn cho môi trường cũng như cho nền kinh tế của nước ta. Việc sử dụng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.