tailieunhanh - Giáo trình ô tô và ô nhiễm môi trường Phần III
Giáo trình ô tô và ô nhiễm môi trường gồm các nội dung sau: tác hại của các chất ô nhiễm trong khí xả động cơ đốt trong, quy trình đo các chỉ tiêu ô nhiễm của ô tô, cơ chế hình thành NOx trong quá trình đốt cháy động cơ đốt trong, các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xả động cơ đốt trong, các biện pháp kỹ thuật làm giảm mức độ gây ô nhiễm của động cơ đốt trong, động cơ sử dụng nhiên liệu khí - một giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường, xu hướng phát triển động cơ ô tô nhằm giảm ô nhiễm môi trường. | Chương 6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM trong khí xả ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG . Giới thiệu Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả phụ thuộc vào đặc điểm động cơ cũng như các thông số điều chỉnh vận hành. Về đặc điểm động cơ 2 kì cổ điển nói chung có mức độ phát ô nhiễm cao hơn động cơ 4 kì do quá trình tạo hỗn hợp không hoàn thiện. Tuy nhiên động cơ 2 kì hiện đại phun nhiên liệu trực tiếp trong buồng cháy đang được nghiên cứu phát triển sẽ khắc phục được nhược điểm này và trở thành loại động cơ có nhiều triển vọng trong tương lai. Động cơ Diesel có hiệu suất cao hơn động cơ đánh lửa cưỡng bức nhưng do quá trình cháy khuếch tán và làm việc với hệ số dư lượng không khí cao trong sản phẩm cháy có chứa bồ hóng và NOx những chất ô nhiễm mà việc xử lí nó trên đường xả ngày nay vẫn còn nhiều vướng mắc về mặt kĩ thuật. Động cơ sử dụng nhiên liệu khí bắt đầu phát triển từ những năm đầu của thập niên 1990 có rất nhiều ưu điểm về mặt phát sinh ô nhiễm. Thực nghiệm đo được trên những động cơ này cho thấy động cơ sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG hay khí thiên nhiên NGV thỏa mãn dễ dàng các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường khắt khe nhất hiện nay tiêu chuẩn ULEV chẳng hạn . Tuy nhiên sự phát triển chủng loại động cơ này phụ thuộc nhiều điều kiện đặc biệt là điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cung cấp nhiên liệu khí. Mức độ phát sinh ô nhiễm của động cơ cũng phụ thuộc đáng kể vào điều kiện vận hành. Việc điều chỉnh không phù hợp các thông số công tác cũng như việc lựa chọn chế độ làm việc không hợp lí dẫn đến sự gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả. Luật môi trường ngày càng trở nên khắt khe buộc người ta phải áp dụng các biện pháp xử lí khí xả sau khi thoát ra khỏi động cơ bằng bộ xúc tác. Tuy nhiên tỉ lệ biến đổi các chất ô nhiễm của ống xả xúc tác chỉ đạt được giá trị yêu cầu khi nhiệt độ khí xả đạt được giá trị nhất định. Vì vậy cần phải làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm đến mức thấp nhất trước khi xử lí ở bộ xúc tác. Tất cả những điều chỉnh .
đang nạp các trang xem trước