tailieunhanh - Bài 64: Năm, tháng và mùa - Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 - GV:N.T.Sỹ

Đây là giáo án hay nhất về bài Năm, tháng và mùa giúp học sinh biết thời gian để Trái Đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm, 1 năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng. | GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 NĂM, THÁNG VÀ MÙA I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có khả năng : - Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. - Một năm thường có bốn mùa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình trong SGK trang 122, 123. - Một số quyển lịch. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Khởi động 2. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2, 3 / 88 (VBT) - GV nhận xét, ghi điểm. - HS thực hiện 3. Bài mới * Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm Mục tiêu : biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các gợi ý : + Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ? + Những tháng nào có 32 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày ? - HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý. Bước 2 : - GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - GV mở rộng cho các em biết : Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - HS quan sát tranh và nghe. - GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ? - HS dựa vào hiểu biết trả lời Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. * Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp Mục tiêu : Biết một năm thường có bốn mùa. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo cặp, theo gợi ý. - HS làm việc theo cặp theo gợi ý. + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. - Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm : + Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu. +Việt Nam ở Bắc bán cầu + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì ? Tại sao ? + Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau. Bước 2 : - GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp. - HS lên trả lời trước lớp. - GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời. Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau * Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đông Mục tiêu : HS biết đặc điêm khí hậu bốn mùa. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV hỏi hoặc nói cho HS biết đặc trưng khí hậu bốn mùa, ví dụ : + Vào mùa xuân, em cảm thấy thế nào ? + Ấm áp, + Vào mùa hạ, em cảm thấy thế nào ? + Nóng nực, + Vào mùa thu, em cảm thấy thế nào ? + Mát mẻ, + Vào mùa đông, em cảm thấy thế nào ? + Lạnh, rét, Bước 2 : - GV hướng dẫn cách chơi : + Khi GV nói mùa xuân. + Thì HS cười. + Khi GV nói mùa ha. + Thì HS lấy tay quạt. + Khi GV nói mùa thu. + Thì HS để tay lên má. + Khi GV nói mùa đông. + Thì HS xuýt xoa. Bước 3 : -Cho HS thực hành chơi theo nhóm/cả lớp. 4 .Nhận xét – Dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị : Các đới khí hậu - HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN