tailieunhanh - Bài 48: Qủa - Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 - GV:N.T.Sỹ

Đây là giáo án hay nhất về bài Qủa giúp học sinh quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loại quả, kể tên các bộ phận thường có của 1 quả, nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. | GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 QUẢ I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. - Kể tên các bộ phận thường có của một quả. - Nêu được chức năng của hạt lợi ích của quả. - GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khc nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả. - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người. II/ CHUẨN BỊ : Các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH định: khởi động cũ: Hoa: Hoa có chức năng gì? + Hoa thường được dùng để làm gì ? - Nhận xét. -Học sinh nêu mới : *Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận a/Mục tiêu:GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. -Kể tên các bộ phận thường có của một quả b/Cách tiến hành : -Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả + Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó. + Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó? -Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau: +Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả. +Quan sát bên trong: +Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt. +Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó. +Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. ® Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. Nhóm trưởng điều khiển. Mỗi bạn lần lượt quan sát. - Học sinh trình bày kết quả thảo luận. Hoạt động 2: Thảo luận a/Mục tiêu: GDKNS: Kĩ năng tổng hợp, phân tích, nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả. b/Cách tiến hành : -Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: +Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ. +Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ? + Hạt có chức năng gì ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như: + Ăn tươi + Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp + Làm rau dùng trong bữa ăn + Ép dầu -Nhận xét, tuyên dương xét – Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài : Động vật . -HS thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.