tailieunhanh - Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam

Nhằm bảo vệ người dân trước những hẫng hụt nguồn thu nhập do ốm đau, thất nghiệp, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già và cái chết, bảo đảm an sinh xã hội vừa là kết quả, thước đo, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung; đồng thời phản ánh và góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của người dân. Trong quá trình Đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, vượt lên các khó khăn, thách thức, Việt Nam nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn và làm tốt hơn việc phát triển kinh tế gắn với BĐASXH. | Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam Nguyễn Minh Phong Võ Thị Vân Khánh Tóm tắt Nhằm bảo vệ người dân trước những hẫng hụt nguồn thu nhập do ốm đau thất nghiệp thai sản tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp tàn tật tuổi già và cái chết bảo đảm an sinh xã hội BĐASXH vừa là kết quả thước đo vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung đồng thời phản ánh và góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của người dân. Trong quá trình Đổi mới chủ động hội nhập quốc tế vượt lên các khó khăn thách thức Việt Nam nhận thức ngày càng đầy đủ sâu sắc hơn và làm tốt hơn việc phát triển kinh tế gắn với BĐASXH. Từ khóa Phát triển kinh tế an sinh xã hội Việt Nam. 1. Nhận thức mới về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình bằng một loạt những biện pháp công cộng chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau thai sản tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thất nghiệp tàn tật tuổi già và chết kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. BĐASXH thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa văn minh và không có sự loại trừ đảm bảo sự đoàn kết đồng thuận bình đẳng và công bằng xã hội sự chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống góp phần nâng cao năng suất lao động hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung. Thành tựu nổi bật của gần 30 năm Đổi mới của Việt Nam là từng bước đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng và tình trạng kém phát triển thay đổi cả nhận thức về phát triển lẫn mô hình phát triển mở cửa và hội nhập xác lập thể chế chính sách và cơ chế quản lý mới nhất là quản lý kinh tế giải phóng lực lượng sản xuất và giải phóng mọi tiềm năng của xã hội tạo động lực mới và mở ra những khả năng và triển vọng mới của phát triển đặc biệt sự nhận thức mối quan hệ tương tác giữa kinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN