tailieunhanh - Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học

Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học nêu lên cách nhìn nhận gia đình với diện mạo một thiết chế xã hội và tập trung nghiên cứu những quan hệ xã hội bên trong nó cũng như mối quan hệ giữa gia đình với tổng thể xã hội bên ngoài. | SỰ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI học Trong xã hội từ xưa đến nay gia đình vẫn luôn là thiết chế cơ bản nhất và gắn liền với đời sống của mỗi con nguời. Mỗi cá nhân không thể tồn tại đơn lẻ mà phải gắn liền với gia đình. Tùy theo cách nhìn nhận từ các ngành khoa học mà có những định nghĩa về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung nói đến gia đình là nói đến một xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ tồn tại bên trong nó. Với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu về xã hội và các mối quan hệ giữa con người và xã hội xã hội học nhìn nhận gia đình với diện mạo một thiết chế xã hội và tập trung nghiên cứu những quan hệ xã hội bên trong nó cũng như mối quan hệ giữa gia đình với tổng thể xã hội bên ngoài. Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong. Có thể thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi về cơ cấu gia đình trong đó bao gồm quy mô gia đình và các quan hệ xã hội trong và ngoài gia đình. Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay quy mô gia đình hiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung cha mẹ - con cái số con trong gia đình cũng không nhiều như trước cá biệt còn có số ít gia đình đơn thân nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Sự thay đổi đó ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách kế hoạch hóa gia đình hay đô thị hóa. còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay là do những ưu điểm và lợi thế của nó đặc biệt là tính phù hợp với thời đại mới. Theo cách nhìn của xã hội học gia đình được coi là một nhóm xã hội nhỏ và đóng vai trò là một thiết chế xã hội cơ bản. Nếu như coi gia đình là một nhóm xã hội thì các nhà xã hội học sẽ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN