tailieunhanh - Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay - ThS. Trần Hồng Đức

Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay đưa ra những định hướng xây dựng và phát triển xã hội học tập ở Việt Nam, đây cũng chính là yếu tố then chốt để đảm bảo học tập trở thành công việc của toàn xã hội. | THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay ThS TRẦN HỒNG ĐỨC Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội Xã hội học tập XHHT là một xã hội mà ở đó ai cũng được học tập học tập không ngừng học tập suốt đời học tập trở thành công việc của toàn xã hội. Theo xu hướng phát triển XHHT hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hiện nay đã định hình gồm hai tiểu hệ thống Hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục ngoài xã hội. Bài viết đã đưa ra những định hướng xây dựng và phát triển XHHT ở Việt Nam đây cũng chính là yếu tố then chốt để đảm bảo học tập trở thành công việc của toàn xã hội. 1. Xã hội học tập XHHT là xu thế tất yếu trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức nhân loại Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại những thành tựu vĩ đại tạo điều kiện để từng bước hình thành một nền kinh tế mới Kinh tế tri thức Knowledge Economy . Sự phân hóa giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển càng gia tăng. Tại diễn đàn kinh tế OECD năm 2001 báo cáo của Ban thư ký OECD đã nhận định những quốc gia có chính sách phát triển kinh tế tri thức đã tăng trưởng rất nhanh còn những quốc gia khác đã tụt hậu ngày càng rõ rệt hơn. Sự không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc nhất là sự bất cập với công nghệ mới công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển. Để giải quyết bài toán phát triển nhân loại phải tính đến yếu tố con người với năng lực sáng tạo tri thức mới và từ đó phải tư duy lại về vấn đề giáo dục. Trong bài viết Giáo dục - một kho báu tiềm tàng Jacques Delors nguyên Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Chủ tịch Ủy ban Quốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI đã nhấn mạnh Đối mặt với nhiều thách thức mà tương lai sắp sẵn nhân loại xem giáo dục như một biện pháp cần thiết để nhằm thực hiện được những lý tưởng hòa bình tự do và công bằng xã hội . .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN