tailieunhanh - Xã hội học thực hiện pháp luật - Những khía cạnh nhận thức cơ bản - Đào Trí Úc

Bài viết Xã hội học thực hiện pháp luật - Những khía cạnh nhận thức cơ bản của Đào Trí Úc bao gồm những nội dung về sự hình thành "đời sống thứ hai" của pháp luật; thực hiện pháp luật - những phạm vi quan tâm của xã hội học. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về những nội dung này. | XÃ HỘI HỌC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT -NHŨNG KHIA CẠNH NHẬN THỨC cơ BẢN 1. Sự hình thành đời sống thứ hai của pháp luật Nếu như xây dựng và ban hành pháp luật là một quá trình lao động quyền lực trong đó chủ thể chính là các cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội các cơ quan của Quốc hội Chính phủ các Bộ . với sự tham gia của các tổ chức các cá nhân công dân trong quá trình tham gia ý kiến quan điểm điều chỉnh . thì thực hiện pháp luật là một quá trình rộng hơn nhiều nếu xét theo phạm vi hoạt động theo số lượng các chủ thể tham gia các hoạt động đó và đặc biệt là tính phức tạp cũng cao hơn bởi tính chất các quan hệ xã hội đa dạng hơn và nhiều chiều hơn. Chính vì vậy thực hiện pháp luật có thể và cần phải trở thành đối tượng quan tâm của xã hội học nhằm mục đích xác định được đầy đủ tính phức tạp của phạm vi hoạt động xã hội này và từ đó có những biện pháp thích ứng thúc đẩy quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được nhanh hơn có hiệu quả hơn đầy đủ hơn. Có thể nói rằng pháp luật dù ở thể dạng nào một quy phạm một chế định hay là một ngành luật và thậm chí cả hệ thống pháp luật nói chung cũng chỉ là những phạm trù trừu tượng có mức khái quát rất cao. Pháp luật luôn luôn là sự tổng kết điển hình hoá mô hình hoá các quan hệ xã hội. Từ những quan hệ xã hội rất nhiều mặt rất đa dạng với những mức độ và cường độ biểu hiện khác nhau các hành vi xã hội được hình thành và sau đó thông qua quá trình xây dựng pháp luật thể chế hoá các quan hệ đó được mô hình hoá đưa lên thành những quan hệ pháp luật rồi kế đó là những quy phạm pháp luật. GS. TSKH. Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam. Đào Trí Úc Như vậy chúng ta có thể thấy rằng từ thực tiễn xã hội cho đến pháp luật là một quá trình sàng lọc những tố chất xã hội trong thực tiễn. Chỉ những gì thực sự điển hình thực sự đáp ứng được yêu cầu về tính chất đại diện cho toàn bộ thực tiễn xã hội trong lĩnh yực trong phạm vi A hay B cụ thể đang cần điều chỉnh thì mới được .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.