tailieunhanh - TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
1. GIỚI THIỆU CHUNG Do yếu tố lịch sử cũng như địa lý, hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam được chia thành ba HTĐ miền, cụ thể như sau: HTĐ miền Bắc: bao gồm 28 tỉnh, thành phố phía Bắc trải dài từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. HTĐ miền Bắc liên kết với HTĐ Quốc gia qua 4 TBA 500kV là Hoà Bình (2 x 450MVA), Nho Quan (1 x 450MVA), Thường Tín (1 x 450MVA), Hà Tĩnh (1 x 450MVA); liên kết với HTĐ miền Trung qua đường dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới | Mặc dầu trong 10 năm trở lại đây, tổng công suất nguồn của HTĐ Việt Nam luôn lớn hơn nhu cầu của phụ tải, nhưng đây mới hoàn toàn ở góc độ công suất thiết kế. Thực tế, trong HTĐ Quốc gia thuỷ điện chiếm tỷ trọng lớn (từ 50 - 35,30% và giảm dần theo từng năm), việc khai thác các NMTĐ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thuỷ văn, một số nhà máy lớn công suất phát phụ thuộc nhiều vào cột nước dẫn tới công suất khả dụng thay đổi rất nhiều (ví dụ NMTĐ Hoà Bình với cột nước tính toán là 88m thì tổng công suất nhà máy là 240 x 8 = 1920MW, nếu cột nước tính toán giảm, đặc biệt vào cuối mùa khô đầu mùa lũ thì công suất của Hoà Bình chỉ còn khoảng 150 x 8 = 1240 MW); các nhà máy nhiệt điện than phần nhiều là cũ và lạc hậu, vì vậy vận hành không ổn định, thiết bị phụ hư hỏng nhiều; Tua bin khí chạy không ổn định lại tập trung tại Trung tâm điện lực Phú Mỹ nên khi sự cố lưới dẫn tới HTĐ mất một lượng công suất lớn; Các nguồn điện vào không đúng kế hoạch đã đề ra như Uông Bí mở rộng (300MW), Cà Mau (1500MW), Nhơn Trạch (450MW). Do vậy vào nhiều thời điểm hàng năm việc đáp ứng nhu cầu phụ tải HTĐ Quốc gia về cả công suất lẫn sản lượng là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là khi có những sự cố về nguồn. Việc khai thác tối ưu các nguồn điện trong hệ thống ở tình trạng cung luôn nhỏ hơn cầu là rất khó khăn vì nếu các tổ máy mới dự kiến đưa vào hoạt động không đúng tiến độ hoặc tiến độ sửa chữa không đúng, chất lượng sửa chữa không đảm bảo sẽ dẫn đến việc cân bằng năng lượng không chính xác và không tối ưu.
đang nạp các trang xem trước