tailieunhanh - Ebook Giải pháp Keynes - Con đường đến sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu: Phần 2
(BQ) Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Giải pháp Keynes - Con đường đến sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Sau phục hồi là cải cách, cải cách thương mại quốc tế, cải cách tiền tệ quốc tế, hướng về xã hội kinh tế văn minh mà hẳn Keynes rất tự hào, John Maynard Keynes là ai - Tóm tắt tiểu sử. Mời các bạn tham khảo. | Chương 6 W Sau phục hồi lã cải cách TRONG BỮC THƯ NGỎ gửi Tổng thống Roosevelt năm 1933 đăng trên báo New York Times Keynes đề xuất tổng thống nên xây dựng một chương trình phục hồi kinh tế lớn và coi đó là ưu tiên hàng đầu. Sau khi quá trình phục hồi diễn ra tốt đẹp tổng thống nên tìm cách thông qua các điều luật để tiến hành những cải cách kinh tế và xã hội đáng lẽ đã phải làm từ lâu . Những chương trước đã giải thích tại sao phải thực hiện giải pháp theo trường phái Keynes và cần có nhđng chương trình phục hồi gì dành cho cuộc khủng hoảng kinh tế mà hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang phải trải qua. Những chương tiếp theo sẽ mô tả những cải cách kính tế và xã hội đáng lẽ đã phải thực hiện với hy vọng sẽ giúp chúng ta không lặp lại các sai lầm đã dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ năm 2007. Ngược lại những cải cách cần thiết này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tạo ra một hệ thống kinh tế thịnh vượng hơn trong tương lai. Trong chương 1 chúng ta đã lưu ý rằng có thể chỉ ra nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại là chính phủ đã xóa bỏ các quy định quản lý hệ thống tài chinh vốn có từ thời Roosevelt. Chương 2 giải thích những sự kiện dẫn tới Đạo luật Glass-Steagall Sau phục hồi là cải cách IỈ5 được thông qua năm 1933 trong đó quy định tách tổ chức ngân hàng thương mại ra khỏi công ty môi giới và ngân hàng đầu tư và sau đó từ thập niên 1970 quá trình tự do hỏa hệ thống ngân hàng bắt đầu diễn ra. Quá trinh này lên tới đỉnh cao vào nãm 1999 khi Đạo luật Glass-Steagall bị bâi bỏ. Nó đã mở toang cánh cửa để các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư thiết lập và tạo ra thị trường nhằm chứng khoán hóa các công cự tài chính có thế chấp bằng tài sản như nghĩa vụ nợ có thế chấp CĐO và công cụ đầu tư kết cấu SIV . Sau đó các ngân hàng đầu tư nói với nhà đầu tư là nếu kết hợp nhiều khoản nợ thế chấp không có tính thanh khoản với nhau thành chứng khoán có thế chấp bằng tài sản thì kết quả là các CDO và SIV của họ sẽ trở thành tài sản có tính thanh khoản .
đang nạp các trang xem trước