tailieunhanh - Ebook Bách khoa thư Hà Nội (Tập 7): Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Bách khoa thư Hà Nội - Tập 7: Khoa học xã hội và nhân văn", phần 2 giới thiệu tới người đọc các nội dung: Khoa học xã hội và nhân văn tại Thăng Long Hà Nội qua các thời kì lịch sử, tóm lược các tác phẩm và tác giả khoa học xã hội và nhân văn viết về Nà Nội. nội dung chi tiết. | Chương ĨV KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÀN HÀ NỘI DƯỚI THỜI KÌ PHÁP THUỘC VÀ TỨ NGÀY RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. THỰC DÂN PHÁP ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠI HÀ NỘI 1. Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội trong thời kì chuẩn bị xâm lược của thực dân Pháp Ngay từ thế kỉ XVII các nhà truyền giáo và các nhà thám hiểm phương Tây đã vào Việt Nam thường xuyên và liên tục. Họ đi cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đặc biệt đến thãm Thăng Long - Hà Nội. Các giáo sĩ đến Thăng Long và một số vùng ở Việt Nam từ năm 1615. Người đầu tiên là linh mục Baldinotti rồi sau đó là Alexandre de Rhodes 1627 . Cũng vào thời kì đó nhiều nhà buôn Anh Pháp Tây Ban Nha đua nhau vào thị trường Đông Dương và qua lại Thãng Long - Hà Nội. Họ đã điều tra nghiên cứu tình hình Việt Nam và thủ đô Thăng Long về các mật từ địa dư sông ngòi núi non khí hậu tiếng nói chữ viết đến các tình hình chính trị kinh tê xã hội lịch sử Việt Nam và thủ đô trong quá khứ và ở thời kì đó. Để phục vụ cho công việc truyền giáo của minh linh mục Alexandre de Rhodes đã để công phu nghiên cứu và Latinh hóa chữ Việt. Việc này về khách quan có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam và văn hóa Việt Nam từ thời đó trở đi. Những hoạt động của các nhà truyền giáo cùng việc tích cực tìm hiểu xã hội Việt Nam đã góp phần mở đường cho thực dân Pháp thỏa mãn tham vọng muốn biến Đông Dương thành thuộc địa của chúng. Song song với các nhà truyền giáo là các thương nhân phương Tây. Họ đưa hàng từ Ma Cao đến bán ở Kẻ Chợ tên Hà Nội trước đây rồi lại đưa hàng từ Kẻ Chợ về thành lập thương điểm của họ ở Kẻ Chợ. Công việc này cũng rất cần có sự điều tra nghiên cứu tình hình mọi mặt của xã hội Việt Nam. Họ không chỉ tìm hiểu tinh hình kinh tê nhu cầu của Thăng Long - Hà Nội khả năng của Thăng Long -Hà Nội và các tỉnh khác ở Bắc Kỳ các mặt hàng cần thiết để xuất hoặc nhập. mà còn cần hiểu biết nhiều mặt khác nữa như địa dư sông ngòi đường sá để phục vụ cho các hoạt động đi lại buôn bán của họ từ Kẻ Chợ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN