tailieunhanh - Bố cục trong nhiếp ảnh (phần II)

Ở bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc khái niệm cũng như tầm quan trọng của bố cục trong nhiếp ảnh, đồng thời hướng dẫn bạn đọc vận dụng quy tắc 1/3 vào bố cục ảnh chụp. Bởi vì bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm rộng lớn mênh mông với vô vàn các tập con bên trong, nên người viết bài này không hề có tham vọng sẽ tổng hợp lại “tất cả” (ngay cả từ “tất cả” ở đây cũng xin được đặt trong ngoặc kép vì chỉ mang tính tương đối). | BÔ cục trong nhiêp ảnh phân II Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc khái niệm cũng như tầm quan trọng của bố cục trong nhiếp ảnh đồng thời hướng dẫn bạn đọc vận dụng quy tắc 1 3 vào bố cục ảnh chụp. Bởi vì bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm rộng lớn mênh mông với vô vàn các tập con bên trong nên người viết bài này không hề có tham vọng sẽ tổng hợp lại tất cả ngay cả từ tất cả ở đây cũng xin được đặt trong ngoặc kép vì chỉ mang tính tương đối các loại hình bố cục này. Thay vào đó chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một khái niệm ở mức độ tổng quát hơn đó là tính cân bằng trong bố cục nhiếp ảnh. Và ở phần sau của bài viết tác giả sẽ chia sẻ với bạn đọc một vài mẹo nho nhỏ để ảnh chụp được chuyên nghiệp hơn. 1. Tính cân bằng trong bô cục nhiêp ảnh Tính cân bằng đóng một vai trò rất quan trọng trong bố cục tạo hình của nhiếp ảnh. Có thể chia đặc tính này ra thành 2 dạng cân bằng đều và cân bằng lệch. Một ví dụ của cân bằng đều Trong tấm hình này có thể thấy nhiếp ảnh gia đã đặt đường chân trời phân cách mặt nước vào vị trí gần như chính giữa khung hình. Bằng cách đó tấm hình được chia thành 2 nửa đối xứng nhau với các vật thể phía bên trên được mặt nước bên dưới phản chiếu lại hoàn toàn. Kiểu cân bằng đều này rất thường được sử dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh và nhiếp ảnh kiến trúc bởi nó tạo cảm giác chặt chẽ và tĩnh lặng cho tấm hình. Thay vì xếp đặt góc nhìn dựa trên vị trí các vật thể cân bằng lệch lại thường là loại bố cục được xây dựng dựa trên sự đối lập về màu sắc hoặc kích thước của các vật thể trong khung hình Nhìn ảnh trên có thể thấy rằng quy tắc 1 3 thực ra cũng là một dạng của bố cục cân bằng lệch. Và thực vậy cân bằng lệch là dạng bố cục mà ta sẽ thường bắt gặp nhiều hơn trong nhiếp ảnh bởi nó ngay lập tức dẫn dụ con mắt người xem đến với điểm nhấn của tấm hình trước khi giải phóng tầm nhìn về phía những khoảng không gian rộng lớn hơn qua đó tạo cảm giác nhẹ nhõm phóng khoáng cho người xem. 2. Một vài mẹo giúp bạn trở nên chuyên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.