tailieunhanh - Xác định những rào cản, định kiến giới để phụ nữ ngành Y tế Khánh Hòa trở thành cán bộ lãnh đạo và quản lý

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nữ tham gia quản lý còn thấp, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo. Định kiến giới là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề cập đến thực trạng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý thấp và khẳng định một trong những nguyên nhân chủ yếu là do “Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phương,. | BS Tôn Thất Toàn Trung tâm Truyền thông – GDSK Khánh Hòa Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tỷ lệ nữ tham gia quản lý còn thấp, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo. Định kiến giới là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề cập đến thực trạng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý thấp và khẳng định một trong những nguyên nhân chủ yếu là do “Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời”. Tại Khánh Hòa, ngành Y tế hiện nay có gần 3400 cán bộ công nhân viên, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm 70,2%. Tỷ lệ nữ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các trưởng phó phòng ban chỉ đạt 25%. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Xác định những rào cản, định kiến giới để phụ nữ ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa trở thành cán bộ lãnh đạo và quản lý”, thông qua nghiên cứu nhằm xác định các rào cản trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo phụ nữ trong ngành y tế Khánh Hòa. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các định kiến giới của cán bộ y tế Khánh Hòa trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. 2. Xác định những khó khăn, rào cản phụ nữ gặp phải trong công tác lãnh đạo, quản lý của ngành y tế Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu ngang, sử dụng cả 2 kỹ thuật nghiên cứu là phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2009. Phương pháp định lượng: Chọn 300 người hiện đang công tác tại 6 đơn vị y tế để tham gia nghiên cứu, trong đó cấp tỉnh có 91 người, cấp huyện 109 người và cấp xã 100 người. Việc chọn 6 đơn vị tham gia nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. Dùng bảng hỏi có cấu trúc để thu thập thông tin với những . | BS Tôn Thất Toàn Trung tâm Truyền thông – GDSK Khánh Hòa Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tỷ lệ nữ tham gia quản lý còn thấp, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo. Định kiến giới là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề cập đến thực trạng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý thấp và khẳng định một trong những nguyên nhân chủ yếu là do “Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời”. Tại Khánh Hòa, ngành Y tế hiện nay có gần 3400 cán bộ công nhân viên, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm 70,2%. Tỷ lệ nữ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các trưởng phó phòng ban chỉ đạt 25%. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Xác định những rào

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN