tailieunhanh - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC

Trong quá trình sống, con người đã không ngừng đấu tranh trong xã hội, đấu tranh với thiên nhiên, không ngừng lao động để tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Trong quá trình đó con người đã tích lũy được những kinh nghiệm đấu tranh xã hội, kinh nghiệm đấu tranh với tự nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất. Để xã hội loài người có thể tồn tại và phát triển, người ta phải truyền thụ cho nhau những kinh nghiệm đó. Hiện tượng truyền thụ - lĩnh hội kinh nghiệm xã hội chính là hiện. | Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, chất lượng giáo dục gắn liền với chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa thì giáo dục phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời đại phát triển như bão táp của khoa học và công nghệ, nhân loại đang chuyển sang nền văn minh tin học, điện tử, sinh học. Khoa học-công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Giáo dục không phải là yếu tố phi sản xuất, giáo dục là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của sản xuất xã hội. Không thể phát triển lực lượng sản xuất nếu như không đầu tư thỏa đáng cho nhân tố con người, nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất. Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa nếu như không nâng cao trình độ dân trí, trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ và nhân dân. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, không một quốc gia nào muốn phát triển lại đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học công nghệ, chạy đua về giáo dục đào tạo, chạy đua về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung Ương khóa 8 đã nhấn mạnh: “Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách, nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Để làm tốt chức năng này giáo dục đào tạo phải xây dựng được một xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Chính vì vậy, giáo dục phải thực sự đi trước đón đầu thúc đẩy phát triển kinh tế sản xuất.