tailieunhanh - Sử dụng Ozone trong nuôi cá cảnh
Tìm hiểu về khí ozone: Ozone là chất hóa học, trong cấu trúc phân tử bao gồm 3 nguyên tử oxygen (trioxygen), có công thức hoá học: O3, trọng lượng phân tử : 47,998 g/mol, được phát minh và đặt tên bởi Christian Friedrich Schõnbein vào năm 1840 | Sử dụng Ozone trong nuôi cá cảnh hiểu về khí ozone: Ozone là chất hóa học, trong cấu trúc phân tử bao gồm 3 nguyên tử oxygen (trioxygen), có công thức hoá học: O3, trọng lượng phân tử : 47,998 g/mol, được phát minh và đặt tên bởi Christian Friedrich Schõnbein vào năm 1840. Dưới mặt đất, ozone được xem là dạng khí độc vì ảnh hưởng đến hệ hô hấp của động vật. Nhưng, trên bầu khí quyển, ozone lại có tác dụng tích cực, bảo vệ các cá thể sống trên trái đất chống lại sự xâm hại của tia tử ngoại. Trong đời sống con người, ozone được ứng dụng rất nhiều, nhất là trong công nghệ thực phẩm. Ngày nay, ozone cũng được sử dụng trong sản xuất giống thủy sản và nuôi cá cảnh. 2. Sử dụng Ozone trong nuôi cá cảnh Dựa vào đặc tính kém bền và tính oxy hoá mạnh, người nuôi cá sử dụng ozone trong xử lý nước và khử trùng thức ăn. Nhờ vào tính oxy hoá cực mạnh, ozone có thể tiêu diệt các mầm bệnh như virut, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng trong nước. Tuy nhiên cần lưu ý, ozone chỉ có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh lơ lững trong nước chứ không thể tiêu diệt các mầm bệnh đã tấn công, tức đang ký sinh trong cơ thể cá (ký chủ). Nói cách khác, sử dụng ozone trong phòng bệnh là chính, việc sử dụng ozone để trị bệnh thì cần nghiên cứu thêm vì chính khả năng oxy hoá mạnh của ozone có thể làm tổn hại đến bản thân cá trước khi các sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi sử dụng ozone ở nồng độ cao. Nồng độ ozone dùng xử lý nước nuôi cá cảnh được khuyến cáo: – 1 mg/10 lít nước/ giờ. Với nồng độ này ozone có thể phát huy tác dụng, tiêu diệt các mầm bệnh trong nước mà vẫn an toàn cho cá. Mặt khác, khi sử dụng ozone, nồng độ oxy hoà tan trong nước cũng được nâng lên rất nhiều. Khử trùng thức ăn cho cá: các loại thức ăn tươi sống cho cá cảnh (bo bo, trùn chỉ, cá tép con, ), sau rửa sạch có thể sục khí ozone để diệt bớt mầm bệnh và loại bỏ mùi bùn có trong thức ăn rất hiệu quả và an toàn cho cá hơn sử dụng hoá chất. Thời gian sục khí ozone tuỳ vào thể tích nước, công suất của máy, dựa vào nồng độ khuyến cáo trên để tính thời gian sục cần thiết. Xử lý nước: ngoài tác dụng tiêu diệt mầm bệnh đã đề cập trên, cũng chính nhờ khả năng oxy hoá mạnh, ozone còn có khả năng oxy hoá các khí độc (NO2, H2S, NH3, ) có trong nước thành các dạng ít hoặc không độc đối với cá. Không những thế, để xử lý nước thải trong các hệ thống lọc tuần hoàn, ozone còn tham gia “đốt cháy” các chất hữu cơ có rất nhiều trong nước thảy tạo các sản phẩm vô cơ thường vô hại đối với cá hoặc các sản phẩm dạng bay hơi và được thảy ra môi trường không khí. Khi sử dụng ozone xử lý nước cấp cho hệ thống nuôi, công đoạn xử lý ozone được thực hiện trước khi lọc hóa học bằng carbon năng động (than hoạt tính), vì sau khi lọc hóa học, phần ozone còn thừa đã được loại bỏ sẽ an toàn cho vật nuôi hơn, nhất là đối với các bể sản xuất giống. So với xử lý nước bằng hóa chất, xử lý nước bằng ozone an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn, nhưng giá thành đắt hơn. Tuy nhiên, hiện nay, có một số nông dân đã tự chế hệ thống sục khí ozone để phục vụ xử lý nước ở quy mô nhỏ rất hiệu quả và có giá thành hợp lý.
đang nạp các trang xem trước