tailieunhanh - Sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ

Đã bao giờ bạn thấy bối rối khi đồng nghiệp đứng quá gần bạn trong khi trò chuyện? Người Á Đông thường cảm thấy không thoải mái khi khoảng cách tiếp xúc quá gần, trong khi người Mỹ Latin và Trung Đông lại cho rằng điều đó thể hiện sự thân thiện và tin cậy nhau. Nếu hiểu được ngôn ngữ cử chỉ của các nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ tránh được nhiều tình huống gây hiểu lầm đáng tiếc và thành công khi thương lượng với các đối tác kinh doanh nước ngoài. . | Sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ Đã bao giờ bạn thấy bối rối khi đồng nghiệp đứng quá gần bạn trong khi trò chuyện Người Á Đông thường cảm thấy không thoải mái khi khoảng cách tiếp xúc quá gần trong khi người Mỹ Latin và Trung Đông lại cho rằng điều đó thể hiện sự thân thiện và tin cậy nhau. Nếu hiểu được ngôn ngữ cử chỉ của các nền văn hóa khác nhau bạn sẽ tránh được nhiều tình huống gây hiểu lầm đáng tiếc và thành công khi thương lượng với các đối tác kinh doanh nước ngoài. Nhìn thẳng vào mắt khi giao tiếp Paige là Giám Đốc Marketing ở một công ty lớn của Mỹ. Cô không hiểu vì sao John một nhân viên người Mỹ gốc Nhật lại hiếm khi nhìn thẳng vào mắt cô khi trò chuyện. John thường nhìn cô rất nhanh rồi lại lảng tránh ngay ánh nhìn của cô. Paige thật sự bối rối cô không biết cách quản lý nhân viên của mình có chỗ nào không đúng hay chính John đang giấu giếm cô điều gì đó. Ví dụ trên cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ ở từng nền văn hóa khác nhau. Đối với người Nhật nhìn chằm chằm vào mắt người giao tiếp bị xem là bất lịch sự đặc biệt là những người mới quen hoặc những người có chức vụ cao hơn bạn. Điều này hoàn toàn trái ngược lại trên đất Mỹ nơi không nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện bị xem là thô lỗ thiếu tôn trọng thậm chí là nói dối. Gợi ý Nếu bạn làm việc ở các công ty châu Âu Canada hoặc Mỹ bạn nên nhìn thẳng vào mắt của sếp hay các đồng nghiệp phương Tây khi trao đổi. Điều đó thể hiện sự tự tin của bạn. Ngược lại bạn nên tránh nhìn thẳng vào mắt của các đối tác người Nhật khi đàm phán với họ. Giữ khoảng cách Người châu Á thường giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét khi giao tiếp. Trong khi đó người Mỹ Latin và Trung Đông thích đứng gần nhau đôi khi chỉ cách nhau chừng nửa mét. Đối với người Mỹ và châu Âu khoảng cách này là trung bình cộng của hai khoảng cách trên. Gợi ý Bạn nên giữ khoảng cách phù hợp khi giao tiếp với đối tác hay đồng nghiệp. Ví dụ khi bạn phỏng vấn ứng viên khoảng cách tiếp xúc quá gần sẽ khiến cho ứng viên cảm thấy không thoải mái mất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN