tailieunhanh - Tính chất hoá học của oxit và khái quát về sự phân loại oxit
1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi. 2. Công thức phân tử tổng quát: MxOy Trong đó: x,y là số nguyên tử của M và O. M và O có hoá trị tương ứng là n và II, ta có: = . | Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT, KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT 1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi. 2. Công thức phân tử tổng quát: MxOy Trong đó: x,y là số nguyên tử của M và O. M và O có hoá trị tương ứng là n và II, ta có: = Thí dụ: Na2O, CO2 3. Phân loại: a) Theo thành phần nguyên tố: - Oxit axit (anhidrit axit) thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit Thí dụ : SO3, N2O5. Ngoại lệ: Mn2O7 cũng là oxit axit tương ứng axit pemanganic HMnO4 - Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Thí dụ: FeO, CaO. b) Theo tính chất hoá học của axit: - Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. - Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. - Oxit lưỡng tính là những oxit vừa tác dụng với dung dịch bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit đều tạo thành muối và nước. Thí dụ: Al2O3 - Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước; còn được gọi là oxit không tạo muối. Thí dụ: CO, NO. 4. Tên gọi: Tên oxit = Tên nguyên tố (kèm theo hoá trị) + oxit Thí dụ: MgO: magiê oxit. CO : cacbon oxit. Gọi kèm theo hoá trị nếu kim loại, phi kim có nhiều hoá trị: CuO: đồng (II) oxit. SO2 : lưu huỳnh (IV) oxit. Hay Tên oxit axit = Tên nguyên tố + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) ( có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Các tiền tố chỉ số nguyên tử: 1 là mono, 2 là đi, 3 là tri, 4 là tetra, 5 là penta.(Nếu chỉ có một nguyên tử thì giản ước tiền tố mono) Thí dụ: CO2: cacbon đioxit SO3 : lưu huỳnh trioxit P2O5: điphôtpho pentaoxit 5. Tính chất hoá học của oxit a) Tác dụng với nước - Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm): BaO + H2O →? Ba(OH)2 - Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit: P2O5 + 3H2O →? 2H3PO4 Chỉ những oxit nào tương ứng với axit, bazơ tan mới tham gia phản ứng này. b) Tác dụng axit Oxit bazơ tác dụng axit tạo thành muối và nước: CuO + HCl →? CuCl2 + H2O c) Tác dụng với bazơ Oxit axit tác dụng với kiềm tạo thành muối và nước: CO2 + 2NaOH →? Na2CO3 + H2O (1) CO2 + NaOH →? NaHCO3 (2) Tuỳ theo số mol oxit axit và số mol kiềm sẽ xảy ra phản ứng (1) hoặc (2) hay xảy ra cả phản ứng (1) và (2) d) Oxit bazơ tác dụng oxit axit tạo muối: CaO + CO2 →? CaCO3 Chỉ những oxit bazơ tạo muối và oxit axit tương ứng axit tan mới tham gia loại phản ứng này. e) Một số tính chất riêng: 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 CuO + H2 Cu + H2O Oxit lưỡng tính vừa tác dụng với dung dịch bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit đều tạo thành muối và nước: Al2O3 + 6HCl →? 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH →? 2NaAlO2 + H2O GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop
đang nạp các trang xem trước