tailieunhanh - Đề tài: Thuế bảo vệ môi trường. kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam

Trong suốt hơn 30 năm kể từ Hội nghị môi trường đầu tiên của thế giới (Stockholm 1972) cho đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đế môi trường vào các chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy nhiên, hiện trạng môi trường toàn cầu vẫn đang tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc hóa ngày càng cướp đi nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ. | Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, kinh tế đang dần chuyển đổi, phát triển theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, phát triển kinh tế đang hủy hoại môi trường một cách nghiêm trọng. Để khắc phục những hậu quả nay, nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay là rất lớn. Trong khi đó, các loại thuế và phí môi trường hiện đang được sử dụng lại chưa đem lại hiệu quả cao. Do đó, việc quốc hội thông qua luật thuế bảo vệ môi trường ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã tạo tiền để cho việc xây dựng nên một hệ thống pháp luật điều chỉnh các vấn đề về môi trường và tạo ra một khoản thu cho ngân sách chính phủ. Dựa trên những hạn chế trong việc thực thi các loại thuế và phí liên quan đến môi trường ở Việt Nam và dựa trên kinh nghiệm áp dụng thuế môi trường ở CHLB Đức và New Zealand, đề tài đã rút ra một số bài học cho việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tuy những giải pháp này chưa thực sự đầy đủ và bao quát được hết các vấn đề vướng mắc ở Việt Nam nhưng tác giả hy vọng những bài học nêu ra vẫn đóng góp được phần nào trong quá trình triển khai và áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN