tailieunhanh - Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đã có nhiều doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ. Ngành dệt may chúng ta đang nằm. | TIỂU LUẬN Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may Lời nói đầu Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp là khâu quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là khâu giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đã có nhiều doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong khâu tiêu thụ. Ngành dệt may chúng ta đang nằm trong tình trạng đó. Chình vì những khó khăn của ngành dệt may cũng như các ngành khác trong khâu tiêu thụ và nhờ sự hướng dẫn của các thầy cô giáo em đã chọn đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may với hy vọng qua nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn những khó khăn của ngành dệt may từ đó có thể đề xuất một số hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dệt may nước ta. Ngoài phần mở bài và kết luận thì nội dung đề án gồm 3 phần chính Phần I Một số lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm Phần II Thực trạng sản xuất và tiêu thụ của ngành dệt may Phần III Một số giải pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở các số liệu dữ liệu được công bố rộng rãi kết hợp với cơ sở lý luận về vấn đề tiêu thụ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của ngành dệt may Việt Nam. Phần I Lý luận chung về công tác tiêu thụ sản phẩm 1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người thì nền sản xuất xã hội cũng trải qua nhiều bước tiến quan trọng trong lịch sử. Lúc đầu con người chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm chủ yếu để thoả mãn nhu cầu của chính mình. Về sau do sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá trong sản lượng sản xuất đã dẫn đến nhu cầu trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Như vậy có thể khẳng định trao đổi hàng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN