tailieunhanh - TIỂU LUẬN: Quản trị nhân sự của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Thuật ngữ quản trị đã ra đời từ lâu và được áp dụng trong thực tiễn ở tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người, ở tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Bất cứ một tổ chức nào, một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty đa quốc gia đều phải tổ chức và quản lý một cách hợp lý nếu muốn hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Thực hành quản trị là công việc thường xuyên của bất kỳ nhà quản lý nào. Quản. | TIỂU LUẬN Quản trị nhân sự của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chƯƠNG I Lý luận về QUảN TRị NHÂN Sự của DOANH NGHIệP TRONG nền kinh tế thị trường I. Khái niệm quản trị và quản trị nhân sự 1. Khái niệm quản trị Thuật ngữ quản trị đã ra đời từ lâu và được áp dụng trong thực tiễn ở tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người ở tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Bất cứ một tổ chức nào một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty đa quốc gia đều phải tổ chức và quản lý một cách hợp lý nếu muốn hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Thực hành quản trị là công việc thường xuyên của bất kỳ nhà quản lý nào. Quản trị được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực hiện đảm bảo sự thành công qua việc nỗ lực sự thực hiện của người khác. Sự thực hành quản trị liên quan chủ yếu đến việc huy động mọi phương tiện tài nguyên mà nhà quản trị có thể sử dụng để đạt được những mục tiêu mà nhà quản trị tự đề ra hoặc được giao cho. 2. Khái niệm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp Quản trị nhân sự gọi tắt của quản trị tài nguyên nhân sự - Human resource management là việc tuyển mộ tuyển chọn duy trì phát triển sử dụng động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Tài nguyên nhân sự bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ một hoạt động nào của tổ chức bất kể vai trò của họ là gì. Tổ chức ở đây có thể là một doanh nghiệp một cơ quan nhà nước nhà thờ bệnh viện. 3. Chức năng quản trị nhân sự Tại các doanh nghiệp tổ chức có phòng nhân sự riêng thì giám đốc nhân sự hoặc trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm thực hiện các chức năng sau - Lãnh đạo trực tiếp các nhân viên phòng nhân sự có quyền hành mặc nhiên đối với các vị giám đốc điều hành của doanh nghiệp về lĩnh vực nhân sự như kiểm tra trắc nghiệm phê chuẩn nhân viên. - Phối hợp các hoạt động về nhân sự Giám đốc nhân sự và phòng nhân sự hoạt động như cánh tay phải của lãnh đạo cao nhất công ty nhằm bảo đảm cho các chính sách mục tiêu thủ tục

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN