tailieunhanh - Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là Lương Khê và Ước phụ, quê làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đậu cử nhân năm 1825, năm sau đậu tiến si, ông là người đạt học vị cao nhất đầu tiên ở Nam Kỳ. Tính tình cương trực và thanh liêm, Phan Thanh Giản làm quan nhà Nguyễn qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và cũng từng bị giáng chức rồi lên chức nhiều phen | PHAN THANH GIẢN Phan Thanh Giản tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu là Lương Khê và Ước phụ, quê làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đậu cử nhân năm 1825, năm sau đậu tiến si, ông là người đạt học vị cao nhất đầu tiên ở Nam Kỳ. Tính tình cương trực và thanh liêm, Phan Thanh Giản làm quan nhà Nguyễn qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và cũng từng bị giáng chức rồi lên chức nhiều phen. Năm 1867, quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ trong lúc ông đang nhậm chức Kinh lược sứ. Thấy tình thế không chống cự nổi, ông nộp thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi nhịn ăn 17 ngày, kế đố uống thuốc độc tự tử. Phan Thanh Giản sáng tác khá nhiều. Những năm đi thi hội, ông có làm tập thơ Du kinh. Khi người bạn là Lê Bích Ngô chết, ông có tập Toái cầm. Thời gian đi sứ sang Trung Quốc, có tập Kim đài (1832). Khi đi sứ sang Pháp để thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông, ông viết Sứ trình nhật ký (1863). Hầu hết các sáng tác của Phan Thanh Giản sau này được tập hợp lại trong hai bộ sách Lương Khê thi thảo (in 1876) có 103 bài. Cả hai tập bao gồm nhiều thể loại văn học. Về thơ, có thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ tả cảnh và vịnh người, vịnh vật trên đường đi sứ. Về văn, có các thể loại tấu, sớ, biểu, luận, thuyết, tựa. làm trong suốt thời gian ông làm quan, trong số đó có bài sớ gửi vua Tự Đức trước khi chết. Thế giới thơ Phan Thanh Giản chứa đựng một cái tôi trữ tình giàu xúc cảm: lòng yêu thương bạn bè, gia đình, làng xóm sâu đậm và chân thực. Bài Giã biệt cho thấy ông là con người nặng tình, nặng nghĩa với cha già, em nhỏ, với người cô bị bệnh và vợ mới cưới. Văn thơ ông phản ánh nhân cách, tư tưởng của một nhà nho chính thống, đồng thời cũng bàng bạc một tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước như trong bài Quá đảo Côn Lôn. Tư tưởng trung quân mù quáng và tâm lý sợ phục kỹ thuật, sức mạnh của văn minh tư bản phương Tây đã dẫn đến hành động khuất phục bọn cướp nước. Đó là vết đen trong cuộc đời của một ông quan thanh liêm và cương trực. Bài thơ nôm cuối cùng Tuyệt cốc chính là phiên bản trung thành tâm trạng đầy bi kịch của ông, một vị đại thần đầu bạc, suốt đời lận đận trong vòng trói buộc của hai chữ "trung quân", mà cứ đinh ninh là mình yêu nước, thương dân một cách đúng đắn. Lăm trả ơn vua đền nợ nước Đành cam gánh vác ruổi đường xa Lên ghềnh, xuống thác thương con trẻ Vượt biển, trèo non cám phận già Những tưởng một lời an bốn cõi Nào hay ba tỉnh lại chầu ba. Nỗi đau và tính bi kịch của Phan Thanh Giản là một mặt ông rất mực trung thành với nhà vua, đồng tình cũng là người thực thi đường đối “chủ hòa” của triều đình, mặt khác ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ bế tắc, chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng của mình. Chính đấy cũng là chỗ gây ra nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu khi đánh giá về ông trong nhiều thập kỷ qua. Từ điển văn học(1) nhận xét về Phan Thanh Giản như sau: "Nhìn chung, con người Phan Thanh Giản trong thơ là con người giàu tình cảm. Ở lĩnh vực khác, thơ văn Phan Thanh Giản cho thấy một nhà nho chính thống "an bần lạc đạo", sống có tình với bạn bè, anh em, biết coi "trí quân trạch dân" là mục đích chân chính của đời mình. Tuy nhiên, con người đó, về một phương diện khác, lại là người buồn nản trước thế cuộc, có phần sợ phục trước văn minh tư bản, và từ sợ phục đi đến nhẫn nhục, rồi đành khuất phục bọn cướp nước. Bài thơ nôm cuối cùng Tuyệt cốc có thể là bài thơ tập hợp đầy đủ mọi mâu thuẫn trong con người Phan Thanh Giản”.
đang nạp các trang xem trước