tailieunhanh - Nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục Việt Nam
1. Tính cấp thiết. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định: “Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực. Công tác quản lý còn nhiều bất cập”. Nước ta cần phải thay đổi căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. | - Cập nhật thường xuyên các ý kiến từ bên có nhu cầu đào tạo (gồm học sinh, sinh viên, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các tổ chức xã hội, ) để tổng hợp rồi trên cơ sở đó trưng cầu ý kiến của các chuyên gia nhằm xây dựng lên chương trình đào tạo với những nội dung thật sự cần thiết, phù hợp với điều kiện thể chất và tâm sinh lý của người học. Được sắp xếp theo hệ thống khoa học để dễ dàng tổng hợp và ghi nhớ. Những kiến thức được gọi là cần thiết phải thỏa mãn yêu cầu: được áp dụng trong cuộc sống hằng hằng và công việc mà người học được đào tạo ra để làm. Hiện nay, chương trình giảng dạy của nền giáo dục Việt Nam ở hầu hết các cấp học đa số chung tình trạng thừa kiến thức, kiến thức sắp xếp lộn xộn hoặc đã không còn ứng dụng trong thực tiễn. Những kiến thức đã lỗi thời cần được thay thế, những kiến thức thừa cần cắt bỏ còn những kiến thức không thật sự cần thiết có thể coi như một chủ đề cho người học tự nghiên cứu rồi viết bài thu hoạch. Thời gian dư ra có thể dành cho hoạt động đào tạo các kỹ năng sống, hoạt động vui chơi giải trí cùng gia đình, bạn bè, lớp học hay bổ sung các kiến thức cần thiết vào chương trình học. Nội dung giảng dạy được đơn giản hóa sẽ rút ngắn thời gian và giảm chi phí đào tạo. Đối với trường hợp này, chúng ta có thể học tập theo nước Mỹ ở sự đơn giản mà hiệu quả trong giáo dục. Đây là giải pháp tốt để tăng chất lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng cho nền giáo dục yếu kém như hiện nay.
đang nạp các trang xem trước