tailieunhanh - Tiểu luận: Quản lí rừng Việt Nam

Sinh kế và cuộc sống của người dân vùng cao có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một biến động nào từ rừng. Ở Việt Nam, diện tích rừng đã giảm từ 33% giai đoạn 1954-1975 xuống còn 29% trong giai đoạn 1976-1985, và 28% giai đoạn 1986-1999 (Bộ NN&PTNT, 2000 trong Quang, 2003); trong đó diện tích rừng già tự nhiên chỉ còn chiếm 6% diện tích đất của Việt Nam (Dũng, 1996 trong Poffenberger, 1998). Những con số ước tính gần đây cho biết khoảng ha rừng biến mất hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Thắng, 1995 trong Rambo và cộng. | Sinh kế và cuộc sống của người dân vùng cao có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một biến động nào từ rừng. Ở Việt Nam, diện tích rừng đã giảm từ 33% giai đoạn 1954-1975 xuống còn 29% trong giai đoạn 1976-1985, và 28% giai đoạn 1986-1999 (Bộ NN&PTNT, 2000 trong Quang, 2003); trong đó diện tích rừng già tự nhiên chỉ còn chiếm 6% diện tích đất của Việt Nam (Dũng, 1996 trong Poffenberger, 1998). Những con số ước tính gần đây cho biết khoảng ha rừng biến mất hàng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Thắng, 1995 trong Rambo và cộng sự, 1995). Diện tích đất cằn cũng tăng lên với tỉ lệ 400%--từ 3 triệu ha năm 1943 đến 12 triệu ha năm 1995 và có thời đã chiếm khoảng 40% diện tích cả nước (Poffenberger, 1999). Những năm gần đây, nhờ một số chính sách và chương trình bảo vệ và phát triển rừng, diện tích che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể, chiếm tỷ lệ gần 35%, nhưng chất lượng rừng thì vẫn tiếp tục bị suy giảm. Sự suy giảm diện tích rừng dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, giảm các nguồn thu nhập, tác động xấu tới điều kiện kinh tế của người dân và tăng độ rủi ro cho khoảng 25 triệu người dân sống phụ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN