tailieunhanh - Sự hạn chế của Common Law và sự thay thế của EquityTừ thế kỉ XV, Common Law
Từ thế kỉ XV, Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém, không đảm đương được sứ mệnh của mình, vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity. I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia. 1. Sự cứng nhắc của Common Law. Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ của mình, là một luật rất mềm dẻo. Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để giải quyết. | Sự hạn chế của Common Law và sự thay thế của Equity Từ thế kỉ XV Common Law đã bộc lộ nhiều yếu kém không đảm đương được sứ mệnh của mình vì vậy mà đã có nguy cơ và đã bị thay thế bởi Equity. I. Những bất cập của Common Law trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hoàng gia. 1. Sự cứng nhắc của Common Law. Vào thế kỉ thứ XIII khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ của mình là một luật rất mềm dẻo. Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc chung đã được thỏa thuận giữa các thẩm phán. Nhưng đến cuối thế kỉ XIV học thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh. Học thuyết tiền lệ pháp là học thuyết mà theo đó các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc tại thời điểm hiện tại phải căn cứ những phán quyết những quy định trong quá khứ trong đó có án lệ. Án lệ là đường lối áp dụng pháp luật của tòa án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ mà các thẩm phán có thể theo đó xét xử trong các trường hợp tương tự. Với những nước theo hệ thống Civil Law án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao. Với những nước theo hệ thống Common Law án lệ có giá trị như luật là căn cứ để tòa giải quyết án. Trong hệ thống pháp luật Anh một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là stare decisis có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lí do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp làm cho Common Law trở lên cứng nhắc bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn đủ tự do để phát triển các quy phạm pháp luật giải .
đang nạp các trang xem trước