tailieunhanh - Giải quyết tranh chấp về biển

Với mục đích của Hội thảo đề ra, trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của pháp luật quốc tế và một số kiến nghị của cá nhân, góp tiếng nói nhằm bảo vệ chủ quyền của về biển đảo của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. | Giải quyết tranh chấp về biển Nhìn từ thực tiễn một số vụ vi phạm công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong vùng biển thuộc chủ quyền của việt nam GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Lâm Trưởng khoa Luật quốc tế Trường Đại học Luật TP. HCM Với mục đích của Hội thảo đề ra trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của pháp luật quốc tế và một số kiến nghị của cá nhân góp tiếng nói nhằm bảo vệ chủ quyền của về biển đảo của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia - cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Quyền này đã được pháp luật quốc tế công nhận. Vì vậy khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biên giới và lãnh thổ chúng ta phải biết kết hợp các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền góp phần gìn giữ hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc xác định vùng biển theo pháp luật quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc sơ khai mang tính cơ bản đó là Đất thống trị biển . Nội hàm của nguyên tắc này thể hiện một quốc gia không có bờ biển thì không thể có vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó và cũng từ nguyên tắc này cho chúng ta thấy chỉ khi đáp ứng được tiêu chí đầu tiên mang tính cơ bản là có bờ biển thì quốc gia đó mới có thể có được các vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối và các vùng biển quốc gia có quyền về chủ quyền theo quy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN