tailieunhanh - Các thuốc dùng trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
(SKDS) - Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (TNDD-TQ) còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và thường được quy cho các bệnh khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang Do các chất dịch trong dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật kích thích đối với niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng. Biểu hiện bệnh TNDD-TQ Ở. | Các thuốc dùng trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản SKDS - Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản TNDD-TQ còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và thường được quy cho các bệnh khác như viêm loét dạ dày - tá tràng viêm thanh quản viêm mũi xoang. Do các chất dịch trong dạ dày như HCI pepsine dịch mật kích thích đối với niêm mạc thực quản gây ra các triệu chứng và biến chứng. Biểu hiện bệnh TNDD-TQ Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng chỉ thoáng qua và không gây hệ quả gì. Khi cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tốt hiện tượng trên diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh TNDD-TQ. Ngoài ra tình trạng rối loạn nhu động thực quản giảm tiết nước bọt do hút thuốc lá và một số thuốc như nhóm kháng tiết choline theophylline các chất cafein rượu thuốc lá sôcôla hay bữa ăn nhiều mỡ. cũng là nguyên nhân gây bệnh. Hình ảnh bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Các triệu chứng quan trọng của bệnh TNDD-TQ là ợ nóng ợ chua buồn nôn và nuốt khó. Trong đa số trường hợp chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử và qua theo dõi thấy có đáp ứng với điều trị thử. Triệu chứng điển hình của bệnh TNDD-TQ là chứng ợ nóng. Khi bệnh nhân có triệu chứng điển hình này có thể tiến hành điều trị thử với các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole lansoprazole rabeprazole. Tùy theo tình trạng cơ địa bệnh nhân mà chọn một trong các thuốc trên. Trong khi điều trị cần phải có một chế độ ăn được kiểm soát bao gồm giảm các chất kích thích như rượu cà phê thuốc lá sôcôla. Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas. Người bệnh cũng cần tránh làm tăng áp lực xoang bụng do trang phục như mang nịt lưng áo nịt ngực quá chặt. Tránh sử dụng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như nhóm anti-cholinergic theophylline. Một số thuốc hay dùng Điều trị bệnh TNDD-TQ thường sử dụng một số thuốc kết hợp. Nhiều loại trong
đang nạp các trang xem trước