tailieunhanh - Cơ chế bảo vệ hiến pháp – Phần 2

Khái quát - Trên thế giới có 5 mô hình bảo hiến cơ bản. Mỹ là nước tiêu biểu cho mô hình bảo hiến kiểu Mỹ(American Model) hay mô hình “tài phán sau”, có đặc điểm là giao cho toà án tư pháp ở tất cả các cấp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình này thong qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể , dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ hiến pháp. . | 1 Ấ 1 V 1 Ấ 1 r r l Ầ Cơ chê bảo vệ hiên pháp - Phần 2 CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI CHẾ BẢO HIẾN CỦA HOA KÌ quát - Trên thế giới có 5 mô hình bảo hiến cơ bản. Mỹ là nước tiêu biểu cho mô hình bảo hiến kiểu Mỹ American Model hay mô hình tài phán sau có đặc điểm là giao cho toà án tư pháp ở tất cả các cấp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình này thong qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể dựa vào các đơn kiện của đương sự các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ hiến pháp. - Nguyên nhân dẫn đến mô hình này ở Mỹ là do Mỹ là nước áp dụng triệt để học thuyết tam quyền phân lập 3 cành quyền lực lập pháp hành pháp và tư pháp phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và chỉ có quan hệ kìm hãm đối trọng với nhau mà không có quan hệ tham vấn thống nhất ý kiến giữa 3 cơ quan này như trong mô hình cộng hoà đại nghị thường thấy. Chính vì thế ngành tư pháp hoạt động tương đối độc lập với hành pháp và tư pháp . Trao quyền tài phán hiến pháp cho ngành tư pháp tức là đã tạo được thế cân bằng quyền lực. Người Mỹ có châm ngôn Chân lý luôn mang tính cụ thể. Vì thế toà án không có bổn phận xem xét những cái trừu tượng những cái trong tương lai mà chỉ tìm ra chân lý qua những vụ việc cụ thể đã xảy ra. Hiến pháp Mý không điều chỉnh một lĩnh vực chuyên biệt mà điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội . Vì thế không thể trao quyền tài phán hiến pháp cho một toà án chuyên trách như toà vị thành niên toà về thuế. mà phải trao cho toà án tất cả các cấp. -Lần đầu tiên toà án chứng tỏ vai trò toà án hiến pháp của mình là năm 1803 trong vụ Mabury kiện Madison. Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp toà án tối cao liên bang đã chứng minh kiểm tra tư pháp judicial review là chức năng tự nhiên của cơ quan tư pháp và tòa án có thể xem xét sự phù hợp của đạo luật với hiến pháp từ chối áp dụng đạo luật đó nếu nó vi hiến Mặc dù kiểm tra tư pháp là một công cụ quyền lực mạnh nhất của toà án Liên Bang nhưng quyền này lại không quy định trong hiến pháp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.