tailieunhanh - Bệnh Gút: phòng và trị bệnh

Bệnh Gút có phải là bệnh về thấp khớp không? Nếu khác nhau thì ở dạng nào? Cách điều trị, loại thuốc sử dụng và chế độ ăn, uống, phải kiêng khem hạn chế? | Bệnh Gút: phòng và trị bệnh 97. BỆNH Gút có phải là bệnh về thấp khớp không? Nếu khác nhau thì ở dạng nào? Cách điều trị, loại thuốc sử dụng và chế độ ăn, uống, phải kiêng khem hạn chế? Bệnh Gút có khỏi hẳn được hay không và liệu có nguy hiểm sau này? Tô Bảo (cán bộ trường THCS Lê Lợi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội). Gút (Goute) là một loại bệnh chuyển hóa, có liên quan với sự trao đổi không bình thường chất purin. Đây là một loại viêm khớp xảy ra đột ngột, thường vào ban đêm. Ai cũng có thể bị bệnh này, song hay gặp ? nam giới tuổi trung niên. Nữ giới trước tuổi mãn kinh hầu như không bị bệnh Gút, nhưng sau tuổi 60, nam và nữ bị bệnh ngang nhau. Bệnh có tính di truyền, hay tái phát với biểu hiện sốt, sưng đau các ngón chân, nhưng đau dữ dội nhất là ngón chân cái. Đấy là Gút cấp tính. Còn Gút mạn tính chủ yếu gặp ? người già với nổi u cục ? quanh khớp, màng hoạt dịch, đầu xương, sụn. Nguyên nhân gây bệnh Gút là do quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng làm acid uric trong máu tăng. Khi acid này tăng quá cao (quá 7mg%) và tổng lượng acid uric trong cơ thể tăng quá thì nó sẽ lắng đọng ? một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể. Về điều trị, người bệnh cần nằm chữa tại bệnh viện để được theo dõi. Trong thời gian bệnh phát cấp tính, người bệnh cần nằm nghỉ, kê cao chi bị bệnh; chườm đá (dùng túi đá vụn chườm các khớp đau có lót khăn tay khoảng 10 phút); không gây tổn thương bằng cách tránh đụng chạm vào các ngón chân, không đi giày chật. Thuốc sử dụng có nhiều loại, trong đó có colechicin. Thuốc này dùng để trị cơn cấp tính. Không dùng aspirin do nó ngăn cản sự bài tiết acid uric. Cũng tránh dùng acetaminophen vì không đủ sức chống viêm nên cũng không hữu hiệu. Về chế độ ăn uống, nên: - Tránh béo bệu. Với người đã béo cần ăn ít mỡ và protein, thực hiện chế độ giảm cân dần dần, có sự hướng dẫn của thầy thuốc, song không nên kiêng khem quá mức. - Không dùng thực phẩm có purin cao, vì có thể làm tăng cao acid uric như nội tạng động vật (gan, thận, lách, óc, tôm, cua, trai, cá trích, cá mòi, thịt, nước thịt, cháo thịt.). - Hạn chế các loại thực phẩm có purin như măng, nấm, đậu khô, bông cải, rau dền, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, đậu Hà Lan khô, sò, men rượu, cá, thịt, bò, gà, vịt, ca cao, socola. Rau tươi, hoa quả, trứng gà, sữa bò không chứa purin có thể ăn nhiều một chút. - Uống nhiều nước, tới 5-6 ly nước mỗi ngày, vì có thể giúp thải trừ acid uric dư thừa khỏi cơ thể, đồng thời có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận mà người bị bệnh Gút hay mắc. - Không uống rượu, bia, vì rượu có thể làm gia tăng sản xuất acid uric và cản trở sự bài tiết chất này làm bệnh Gút phát sinh. Bia cũng vậy, vì chứa nhiều chất purin hơn cả rượu nho và rượu mạnh Bệnh Gút gây đau khớp dữ dội, có thể làm mệt khả năng vận động và đe dọa tính mạng người bệnh bởi các biến chứng thận, nhiễm khuẩn và suy kiệt. Bởi vậy, cần đều trị bệnh tích cực và chủ động phòng bệnh phát sinh bằng mọi biện pháp, trong đó vấn đề ăn uống có vai trò quan trọng. BS Nguyễn Văn Cừ (15 Trần Phú, P. Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN