tailieunhanh - Tiểu luận môn logic biện chứng

Tư duy có thể được hiểu theo nghĩa là toàn bộ đời sống tinh thần của con người, là phạm trù đối lập với phạm trù vật chất (nghĩa này được dùng khi nói về vấn đề cơ bản của triết học). Tư duy cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hơn đó là giai đoạn cao của nhận thức (nhận thức lý tính). Theo nghĩa thứ hai, tư duy có quá trình hình thành, vận động và phát triển. Khái niệm một hình thức của tư duy - đương nhiên cũng có quá trình sinh thành, vận động và phát triển. Quá trình sinh. | Logic biện chứng cho rằng khi nội hàm được mở rộng trở nên sâu sắc thêm thì ngoại diên được mở rộng và đầy đủ thêm. Mỗi khi nội hàm thu hẹp thì ngoại diên cũng bị thu hẹp. Như vậy nội hàm và ngoại diên phụ thuộc vào trình độ và mức độ trong tư duy con người. Mỗi khi trình độ hoạt động của khái niệm được nâng cao thêm thì ngoại diên của khái niệm trở nên sâu sắc hơn và ngoại diên của khái niệm được mở rộng ra. Vì lúc này đối tượng của khái niệm được rõ hơn thì ngoại diên mở rộng ra nhưng không vì thế mà nội hàm bị thu hẹp lại mà ngược lại nội hàm được làm đầy đủ và sâu sắc thêm. Tương quan này được giải thích thông qua sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến trong sự vận động của khái niệm Vòng khâu thứ nhất chính là tạo dựng nên nội hàm khái niệm, vòng khâu thứ hai chính là sự xác lập ngoại diên của khái niệm. Hai vòng khâu này diễn ra dồng thời có nghĩa là cái phổ biến được tạo dựng đến đâu thì cái đơn nhất được quán triệt đến đó. Tức là nội hàm được tạo dựng đến đâu thì ngoại diên được xác lập đến đó.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN