tailieunhanh - Bài tập tình huống về: Hoạt động quảng cáo của PepsiCo

Quảng cáo - Khuyến mại - Chào hàng hay bán hàng cá nhân - Tuyên truyền Tòan bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng. Hiệu năng của các công cụ xúc tiến thay đổi tùy theo thị trường. Trong thị trường hàng tiêu dùng, quảng cáo được xem là công cụ quan trọng nhất. Trong thị trường hàng công nghiệp, vị trí quan trọng nhất thuộc về chào hàng và bán hàng cá nhân. . | CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP 1. 2. 3. 4. Khái niệm về xúc tiến hỗn hợp Quảng cáo Khuyến mại Tuyên truyền Bài tập tình huống Hoạt đông quảng cáo của PepsiCo 1. Khái niệm về xúc tiến hỗn hợp Hoạt đông xúc tiến hỗn hợp trong marketing là sự kết hợp tổng hợp các hoạt đông sau - Quảng cáo - Khuyến mại - Chào hàng hay bán hàng cá nhân - Tuyên truyền Tòan bô các hoạt đông xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng. Hiệu năng của các công cụ xúc tiến thay đổi tùy theo thị trường. Trong thị trường hàng tiêu dùng quảng cáo được xem là công cụ quan trọng nhất. Trong thị trường hàng công nghiệp vị trí quan trọng nhất thuộc về chào hàng và bán hàng cá nhân. Các hoạt đông xúc tiến hỗn hợp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc công ty chọn chiến lược đẩy hay chiến lược kéo để tiêu thụ sản phẩm của mình Xem H 12 -1 Chiến lược đẩy đòi hỏi Công ty quảng cáo khuyến mại tốt đối với giới buôn bán để đẩy sản phẩm đi qua các trung gian phân phối. Nhà sản xuất quảng cáo sản phẩm môt cách năng đông đến các nhà bán sỉ các nhà bán sỉ quảng cáo năng đông đến các nhà bán lẻ các nhà bán lẻ quảng cáo năng đông đến người tiêu dùng để đẩy hàng hóa đến với họ. Chiến lược kéo đòi hỏi chi phí chiêu thị nhiều và hoạt động chiêu thị năng động đối với người tiêu dùng để tạo nên nhu cầu tiêu thụ. Nếu có hiệu quả người tiêu dùng sẽ hỏi mua sản phẩm ở các nhà bán lẻ các nhà bán lẻ sẽ hỏi mua ở các nhà bán sỉ các nhà bán sỉ sẽ hỏi mua ở các nhà sản xuất. H 12-1. Các chiến lược trong xúc tiến hỗn hợp A. Chiến lược đẩy Push Strategy B. Chiến lược kéo Pull Strategy Một số Công ty nhỏ sản xuất hàng kỹ nghệ chỉ sử dụng chiến lược đẩy. Một số Công ty chỉ dùng chiến lược kéo. Hầu hết cá Công ty lớn sử dụng phối hợp giữa đẩy và kéo. Thí dụ hãng Procter Gamble quảng cáo bằng phương tiện truyền thông đại chúng để lôi kéo khách hàng cho các sản phẩm của hãng rồi sử dụng một lực lượng bán hàng lớn cũng như các cuộc cổ động thương mại để đẩy các sản phẩm đi qua các trung gian .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN