tailieunhanh - TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM - Tác giả: Nguyễn Văn Huy Phần 8

Những cuộc hôn nhân dị chủng chắc chắn không phải là những trường hợp ngoại lệ, với thời gian dân cư Việt có lẽ đã đông hơn dân cư Chăm tại đây. Bài 6: Bùng lên trước khi tàn lụi Dấu ngoặc về công chúa Huyền Trân Sau 5 năm thương lượng gay go giữa hai triều đình về của hồi môn, năm 1306 vua Trần Anh Tôn chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. | Những cuộc hôn nhân dị chủng chăc chăn không phải là những trường hợp ngoại lệ với thời gian dân cư Việt có lẽ đã đông hơn dân cư Chăm tại đây. Bài 6 Bùng lên trước khi tàn lụi Dấu ngoặc về công chúa Huyền Trân Sau 5 năm thương lượng gay go giữa hai triều đình về của hồi môn năm 1306 vua Trần Anh Tôn chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân bù lại lãnh thổ băc Chiêm Thành Indrapura châu Ô và châu Lý thuộc nhà Trần. Cuộc hôn nhân dị chủng này đã trở thành tranh chấp giữa hai dân tộc và hai triều đình suốt thời gian sau đó. Cho đến nay chưa một tài liệu nào giải thích về trường hợp công chúa Huyền Trân một cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Người Chăm tố cáo nhà Trần lợi dụng cuộc hôn nhân này để chiếm đoạt đất đai của họ. Thơ văn Việt Nam bênh vực Huyền Trân như là nạn nhân của một vụ đổi chác chính trị và đả kích Chê Mân với những lời lẽ khiếm nhã dám sánh ngang hàng với người Việt. Những lý luận vừa kể chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về phong tục tập quán của người Chăm. Khi cựu vương Trần Nhân Tôn hứa gả Huyền Trân cho Chế Mân ông muốn thành lập một liên minh quân sự chống lại quân Mông Cổ khi bị tấn công. Nhưng chiến lược này đã không được quần thần chấp nhận vì không muốn một sự pha chủng nào trong quan hệ hoàng gia. Có lẽ bà hoàng hậu thứ ba này của Chế Mân đã rất được sủng ái nên sử tích Chăm kể rằng Huyền Trân được nhà vua đưa đi thăm viếng những danh lam thắng cảnh của Chiêm Thành. Các suối nước nóng dọc bờ biển miền Trung được dành riêng cho bà tắm rửa kể cả suối Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong Phan Thiết để hạnh phúc của vua và hoàng hậu được bền lâu. Nhưng hạnh phúc đã không dài lâu. Hơn một năm sau tháng 5-1307 Chê Mân từ trần. Hung tin đến tai nhà Trần bốn tháng sau đó tháng 91307. Lo sợ em gái mình bị hỏa thiêu Trần Nhân Tôn sai quan nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc sạ Trần Khắc Chung và quan an phủ sứ Đặng Văn sang Chiêm Thành phúng điếu rồi tìm kế đưa Huyền Trân về. Việc hỏa thiêu vợ khi vua băng hà là hoàn toàn bịa đặt. Nếu Huyền Trân bị triều .