tailieunhanh - TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM - Tác giả: Nguyễn Văn Huy Phần 7

Vương triều Panduranga không chịu sự cai trị của Vijaya, liên kết với Chân Lạp đánh lại. Hai miền Nam Bắc đánh phá lẫn nhau trong suốt 10 năm (11291139). Triều vương thứ mười (1139-1145): dưới sự khống chế của người Khmer Năm 1129 Harivarman V mất, hoàng triều Champa tôn người con nuôi của nhà vua tên Po Sulika lên thay, hiệu Jaya Indravarman III. | giữa Chiêm Thành và Đại Việt rât là thân thiết. Harivarman V trị vì đến năm 1129 thì mât không người kế vị Chiêm Thành lâm cảnh loạn lạc. Vương triều Panduranga không chịu sự cai trị của Vijaya liên kết với Chân Lạp đánh lại. Hai miền Nam Bắc đánh phá lẫn nhau trong suốt 10 năm 11291139 . Triều vương thứ mười 1139-1145 dưới sự khống chế của người Khmer Năm 1129 Harivarman V mât hoàng triều Champa tôn người con nuôi của nhà vua tên Po Sulika lên thay hiệu Jaya Indravarman III. Vì không có quan hệ gia tộc trực tiếp với dòng vua cũ Jaya Indravarman III phải tự nhận có quan hệ xa xôi với các triều vua trước để được dân chúng phục tùng. Theo các bia ký đọc được tại Đồng Dương và Po Nagar Jaya Indravarman III sinh năm 1106 được nhận vào hoàng tộc năm 1129 tước Devaraja được phong vương Yuvaraja năm 1133. Jaya Indravarman III xây thêm nhiêu tượng thần Siva Visnu và Linga trong những năm 1139 1142 và 1143 tại Indrapura và Kauthara để xác nhận ông là truyên nhân của đẳng cấp Brahman. Linga Joni tại Mỹ Sơn Cùng thời gian này năm 1112 tại Chân Lạp vua Suryavarman II lên ngôi. Năm sau tân vương xua quân đánh chiếm Chiêm Thành. Tham vọng của nhà vua được thời cuộc hỗ trợ vì bên Trung Hoa nhà Tống đang bận chống quân Kim Mãn Châu vua Lý Thần Tông chết sớm Lý Anh Tôn còn quá nhỏ các tướng lãnh tranh quyên Đại Việt bị suy kém. Năm 1128 được Nam Chiêm Thành hỗ trợ Suryavarman II dẫn quân đi trên 700 chiến thuyền đổ bộ vào Thanh Hóa đánh phá và cũng là một cách răn đe Đại Việt không nên hỗ trợ Bắc Chiêm Thành bị Angkor liên tục đánh phá từ 1030. Không chịu đựng nổi sự hà hiếp của người Khmer đời sống dân chúng Chăm rất là khổ sở. Dưới sự cai trị hà khắc của người Khmer một số vương tôn Chăm chạy vào Đại Việt xin tị nạn Cụ Ông và 30 gia nhân Kim Đình A Phú và 4 gia nhân Tư Bồ Đà La cùng 30 gia nhân Êng Ma và Êng Câu. . Trong những năm 1131 và 1136 quân Nam Chiêm Thành và Chân Lạp hợp nhau đánh phá Nghệ An và bờ biển Thanh Hóa. Năm 1132 viện cớ Jaya Indravarman III không chịu .