tailieunhanh - Chiết xuất hợp chất coumarin bằng kỹ thuật vi sóng
Viba (hay vi sóng) là sóng điện từ, có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại, nhưng ngắn hơn sóng radio. Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) rất là tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên. | Kích thước và tình trạng của các tiểu phân dược liệu hiện diện trong phương pháp chiết vi sóng có thể có ảnh hưởng lớn đến những hợp chất thu được. Kích thước tiểu phân của dược liệu đem chiết bình thường trong khoảng 100μm-2mm. Độ mịn có thể làm tăng sự chiết vì nó cung cấp diện tích bề mặt lớn, điều này làm cho dung môi và dược liệu tiếp xúc tốt hơn, những tiểu phân mịn hơn còn cho phép cải thiện hoặc sự thấm sâu hơn của vi sóng. Ảnh hưởng của tình trạng mẫu dược liệu trong phương pháp chiết vi sóng cần được đánh giá trong suốt quá trình chiết. Xử lí mẫu trước khi chiết vi sóng có thể mang lại tác động và độ nóng chọn lựa của mẫu dược liệu. Mẫu dược liệu có thể được lựa chọn độ nóng bằng vi sóng khi dung môi chiết xuất bao quanh mẫu không hấp thu vi sóng. Điều này gần như đã được trình bày từ trước có thể được sử dụng cho sự chiết những thành phần chịu được sức nóng. Trong trường hợp ngâm dược liệu khô trong dung môi chiết trước khi chiết vi sóng dẫn đến cải thiện hiệu suất chiết. Hiện tượng này gọi là chiết ngâm. Thời gian ngâm ở nhiệt độ phòng trước khi chiết vi sóng 2 phút ảnh hưởng đến phần trăm dịch chiết tanshinose, đến hiệu suất chiết cao nhất khi thời gian ngâm là 45 phút được chấp nhận.
đang nạp các trang xem trước