tailieunhanh - Xử lý bức xạ và công nghệ bức xạ phần 9

Cấy ion cũng làm thay đổi các tính chất hoá học của nhiều kim loại như tính oxy hoá, tính ăn mòn, đặc tính xúc tác bề mặt Do lớp bề mặt xử lý mỏng nên nói chung, các bề mặt xử lý bằng cấy ion không thích hợp lắm với các môi trường quá khắc nghiệt. Tuy nhiên đối với các môi trường ít khắc nghiệt hơn, cấy ion có thể đem lại lợi ích rất thiết thực. Đặc biệt cấy ion là phương pháp rất tiện lợi . | 81 Tính chất hoá học Cấy ion cũng làm thay đổi các tính chất hoá học của nhiều kim loại như tính oxy hoá tính ăn mòn đặc tính xúc tác bề mặt . Do lớp bề mặt xử lý mỏng nên nói chung các bề mặt xử lý bằng cấy ion không thích hợp lắm với các môi trường quá khắc nghiệt. Tuy nhiên đối với các môi trường ít khắc nghiệt hơn cấy ion có thể đem lại lợi ích rất thiết thực. Đặc biệt cấy ion là phương pháp rất tiện lợi cho các nghiên cứu hệ thống về ăn mòn như việc xác định ảnh hưởng của thành phần và cấu trúc đối với các tính chất điện hoá của vật liệu. - Oxy hoá Các nghiên cứu về oxy hoá phần lớn tập trung vào vấn đề khảo sát ảnh hưởng của cấy ion đối với tốc độ oxy hoá của kim loại. Kết quả cho thấy các nguyên tố Ba Rb Cs Eu Ce Y Mo có tác dụng cản trở quá trình tạo thành lớp oxit trong kim loại. Chẳng hạn như khi cấy Al vào hợp kim Fe-Cr-Al-Y tốc độ oxy hoá của chất mới giảm đi 140 lần so với mẫu không xử lý. Sự cải thiện này liên quan mật thiết với lớp oxit chứa nhôm gần bề mặt. Các kết quả nghiên cứu trên thép cũng chỉ ra rằng sau khi cấy ion thép có lớp oxit mỏng hơn rất nhiều so với mẫu đối chứng trong các điều kiện môi trường oxy hoá như nhau. Lý do là các ion được đưa vào đóng vai trò hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập tiếp theo của oxy môi trường. - Ăn mòn Ưu điểm nổi bật của cấy ion trong nghiên cứu ăn mòn là khả năng tạo nên các dung dịch rắn đơn pha giả cân bằng và giả bền . Vì tổ chức tế vi 2 pha bao giờ cũng dẫn đến khả năng chống ăn mòn kém hơn. Các nghiên cứu thường tập trung vào khảo sát ảnh hưởng của thành phần chất bổ sung lên đặc tính ăn mòn của các kim loại cũng như tìm ra các cơ chế ăn mòn trong các môi trường khác nhau. Một hướng nghiên cứu khác tập trung vào việc tạo ra các hợp kim mới vốn không được tạo ra bằng các phương pháp luyện kim thông thường chẳng hạn Ta vào Fe. Ở đây ta có hiệu ứng tương đương trong môi trường ăn mòn song điều này không thể thử nghiệm ở các điều kiện bình thường được vì độ hoà tan của Ta vào Fe rất thấp. Kết quả cho

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    179    3    29-12-2024